Y tế địa phương góp phần kiểm soát thành công dịch HIV/AIDS

03/01/2021 11:25

Sự tham gia của hệ thống y tế địa phương đã góp phần giúp Việt Nam từng bước kiểm soát thành công dịch HIV và đạt được các mục tiêu mà Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã đề ra trong thời gian vừa qua.

Nơi triển khai thực hiện các sáng kiến và can thiệp phòng, chống

Cùng với hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến Trung ương, 30 năm qua hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương chính là nơi triển khai thực hiện các sáng kiến và can thiệp phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.

Tuyên truyền phòng, chống phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV. Ảnh: Thùy Chi

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, hoặc thêm nhiều lĩnh vực khác, với tên gọi khác, nhưng trong đó đều có công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Với ngành y tế địa phương, công tác tham mưu chỉ đạo và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cũng có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn. Giai đoạn trước năm 1994, dịch HIV chưa ảnh hưởng nặng nề tại Việt Nam nên tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/ AIDS tại các địa phương chưa thống nhất và chủ yếu là do Sở Y tế các tỉnh, thành phố đảm nhiệm.

Ngoài quản lý nhà nước, các hoạt động chủ yếu tập trung vào truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS, cũng như các hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV và một số các can thiệp khác chủ yếu triển khai tại các tỉnh trọng điểm.

Trong giai đoạn từ 1994-2003: Giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể trong việc thiết lập hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương. Tại các tỉnh, thành phố thành lập Văn phòng Thường trực Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế. Tuy nhiên, mô hình tổ chức phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố cũng không thống nhất, có 41 tỉnh, thành phố có Văn phòng Thường trực Phòng chống HIV/AIDS; một số tỉnh, thành phố khác thành lập Ban phòng chống AIDS thuộc Sở Y tế. Các trung tâm Y tế dự phòng tinh có Khoa Phòng chống HIV/ AIDS.

Do hệ thống tổ chức không thống nhất nên đã làm phân tán nguồn lực, và khó thống nhất trong chỉ đạo công tác phòng chống HIV/ AIDS trên cả nước. Mặc dù vậy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã được ngành y tế địa phương triển khai khá toàn diện từ truyền thông thay đổi hành vi đến các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; tư vấn xét nghiệm HIV; giám sát dịch; chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bao gồm cả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con...

Đối với giai đoạn từ tháng 6/2003-8/2005, về mặt tổ chức hệ thống phòng chống HIV/AIDS tuyến tinh, thành phố đến giai đoạn này vẫn tồn tại nhiều mô hình khác nhau. Phần lớn các tỉnh, thành phố chương trình HIV/AIDS do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố quản lý và có Khoa AIDS của Trung tâm Y tế Dự phòng thực hiện chương trình.

Một số tỉnh, thành phố do Văn phòng thường trực phòng, chống AIDS tỉnh (đặt tại Sở Y tế hoặc đặt tại UBND tỉnh) quản lý và thực hiện. Tuy vậy, giai đoạn này với sự quan tâm của Chính phủ nên chương trình phòng, chống HIV/ AIDS là một dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/ AIDS. Vì vậy, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cũng đã được các địa phương triển khai toàn diện hơn.

Tăng cường các đáp ứng toàn cầu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

Đứng trước tình hình gia tăng của đại dịch và đòi hỏi bức thiết các đáp ứng toàn cầu mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, trong giai đoạn từ 8/2005 đến 2017, để thống nhất một hệ thống phòng, chống HIV/AIDS duy nhất từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời, để tăng cường củng cố và thống nhất hệ thống nhất hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 25/2006/QĐ-BYT, ngày 05/9/2005 về việc “quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tinh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Đây là giai đoạn phát triển mới của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố: Trở thành đơn vị độc lập thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân thống nhất ở các địa phương, chức năng nhiệm vụ rõ ràng và có một đội ngũ cán bộ chuyên trách được chia theo các khoa, phòng để thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Sự củng cố về tổ chức này đã đưa lại sự đáp ứng mạnh mẽ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS với kết quả thực hiện các chương trình hành động gia tăng hằng năm.

Thực hiện Thông tư số 02/2015/TT-BYT ngày 04/3/2015 của Bộ Y tế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã thành lập thêm Khoa Điều trị HIV và điều trị nghiện chất/Khoa điều trị Methadone. Với mô hình tổ chức này, các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã tham mưu cho Sở Y tế về công tác phòng, chống HIV/AIDS và trực tiếp tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong giai đoạn này, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập, xây dựng và phát triển các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.

Giai đoạn từ năm 2017 đến nay đã thực hiện chủ trương của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nội Vụ ban hành Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 11/12/2015 của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ thành phố trực thuộc Trung ương (thay thế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Thông tư 25/2005/QĐ-BYT) một số Trung cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh. Theo đó, Thông tư liên tịch hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực HIV/AIDS đã tham mưu cho Sở Y tế về công thuộc Trung ương thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, trong đó có Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.

Trong năm 2017, để đẩy mạnh vai trò của y tế địa phương trong phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và thời gian thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trên cơ sở tôn trọng việc tái cơ cấu rộng hơn và lộ trình chi tiết của hệ thống y tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, các Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố thay đổi theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn hoạt động  theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, của Trạm y tế xã, phường, thị trấn, ngoài đội ngũ cán bộ chuyên trách, các xã, phường, thị trấn đều có cán bộ kiêm nhiệm về phòng chống HIV/AIDS, cùng lực lượng cộng tác viên, tuyên truyền viên của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương.

Như vậy, thế trận phòng, chống HIV/AIDS đã được hình thành suốt từ Trung ương đến địa phương và trở thành thế trận liên hoàn với lực lượng ngành Y tế, làm nòng cốt tại địa phương. Nhờ vậy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam được triển khai một cách thuận lợi, người dân tiếp cận dễ dàng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua.
Top