Tuyên Quang: Tiềm ẩn nguy cơ mại dâm ở các tụ điểm dịch vụ

11/08/2017 15:04

Tình hình hoạt động mại dâm trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang vẫn tiềm ẩn phức tạp, tuy không công khai nhưng kín đáo và tinh vi, tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố, thị trấn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng giáp danh với các tỉnh bạn.

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch nghỉ dưỡng thu hút hàng vạn người lao động, công nhân, chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc, kèm theo đó là lực lượng lao động “ăn theo” với số lượng hàng vạn người, số cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng giải trí ngày một gia tăng,... lợi dụng các yếu tố đó các đối tượng lưu manh có cơ hội núp bóng dưới nhiều hình thức, danh nghĩa cơ sở hợp pháp để tổ chức, lôi kéo, môi giới, dẫn dắt hoạt động phạm tội về mại dâm, buôn bán người vì mục đích mại dâm với những thủ đoạn hết sức tinh vi, sảo quyệt nhằm trốn tránh, chống đối cơ quan chức năng.

Mặc dù chưa tạo thành điểm nóng về an ninh trật tự, chưa gây nhức nhối, bức xúc trong nhân dân nhưng thực trạng tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát hình thành các tụ điểm về tệ nạn mại dâm. Theo báo cáo của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh tính đến nay có 708 cơ sở kinh doanh dịch vụ; trong đó có 193 cơ sở lưu trú, 223 Nhà hàng Karaoke, 288 quán bia, quán cà phê, cắt tóc thư giãn và 4 cơ sở massage.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Phương thức thủ đoạn hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, đa dạng về loại hình, phổ biến là lợi dụng danh nghĩa kinh doanh dịch vụ lưu trú, cắt tóc, gội đầu thư giãn, massages, karaoke... hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Người bán dâm phần lớn từ nơi khác đến và thông qua hình thức ký kết hợp đồng thuê nhân viên phục vụ nhưng thực chất là hoạt động mại dâm. Chủ nhà nghỉ, khách sạn không trực tiếp nuôi gái mại dâm, chứa mại dâm, môi giới mại dâm mà thường giao quyền cho các lễ tân, nhân viên trực tiếp làm việc này. Giữa chủ nhà nghỉ, khách sạn, lễ tân và nhân viên có sự thống nhất với nhau, khi có khách mua dâm thì lễ tân, nhân viên trực tiếp gọi điện thoại cho gái bán dâm từ nơi khác đến phục vụ, đề phòng bị kiểm tra bắt giữ sẽ không bị liên luỵ.

Bên cạnh đó là sự xuất hiện tội phạm môi giới mại dâm lợi dụng sự ham chơi, đua đòi của một số học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thiếu sự quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường để dụ dỗ, lôi kéo các em đi bán dâm; từ đó đã hình thành các đường dây gái gọi cao cấp, sẵn sàng cung cấp “Dịch vụ tới bến” khi có khách yêu cầu “đặt hàng” qua Zalo, Facebook, điện thoại,... gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Sáu tháng đầu năm 2017, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Đại học Tân Trào tổ chức tuyên truyền về pháp luật phòng chống mai dâm và các biện pháp can thiệp giảm hại phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho trên 700 học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp; Tuyên truyền mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí tại thành phố Tuyên Quang.

Các cấp Hội, đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao tính tiên phong, gương mẫu trong Đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong công tác phòng chống mại dâm, nội dung tuyên truyền tập trung vào chỉ thị Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cấp Hội, đoàn thể Trung ương. Phát động phong trào toàn dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý giáo dục những người phạm tội, những người liên quan đến tệ nạn mại dâm tại cộng đồng dân cư. Gắn việc phát động xây dựng các mô hình “Phường xã, thị trấn không có tệ nạn xã hội”.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng công an tỉnh đã phối hợp với lực lượng an ninh địa phương triển khai nhiều đợt ra quân điều tra, triệt phá ổ nhóm mại dâm; kết quả  đã triết phá được triệt phá 5 vụ, bắt 25 đối tượng. Ngành Công an hoàn thiện hồ sơ đề nghị khở tố 5 vụ, 6 bị can; xử phạt hành chính 19 đối tượng mua dâm và bán dâm.

Được sự quan tâm của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổ chức ILO Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn là một trong 5 tỉnh triển khai mô hình; Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch số 883/KH-SLĐTBXH ngày 1/8/2016 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai thí điểm “Mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí” trên địa bàn thành phố Tuyên Quang năm 2016.

Đến nay, nhóm người lao động làm việc trong Cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí nhạy cảm đã tự thành lập được Câu lạc bộ đồng đẳng, gồm 20 người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí nhạy cảm trên địa bàn thành phố với tên gọi Câu lạc bộ Tương Lai Xanh; Ngay sau khi thành lập câu lạc bộ đã tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm định kỳ theo quy định; thực hiện tuyên truyền vận động mở rộng phát triển thành viên của nhóm.

Top