Australia đối mặt với tình trạng tội phạm tăng nhanh

19/09/2020 10:20

Từ đầu năm 2020 đến nay, nhà chức trách Australia đã ghi nhận, điều tra, phát hiện nhiều đối tượng phạm tội, trong đó có bắt cóc tống tiền theo hình thức "bắt cóc ảo" và tội phạm ma túy theo xu hướng sử dụng amphetamine để tiêm vào tĩnh mạch.

"Bắt cóc ảo", một kiểu tống tiền mới

Các băng đảng tội phạm tại các địa phương của Australia đã tìm cách cưỡng chế sinh viên Trung Quốc, ép buộc họ tự dàn dựng màn bắt cóc để tống tiền người thân ở Đại Lục. Trong 8 tháng của năm 2020, lực lượng điều tra của nước này đã xác định có đến 8 du học sinh tại bang New South Wales là nạn nhân của các vụ "bắt cóc ảo".

Gia đình những sinh viên này phải chi trả tổng cộng 2,3 triệu USD để chuộc con. Đáng chú ý, có trường hợp phụ huynh của một sinh viên Trung Quốc đã gửi ngay 1,4 triệu USD sau khi xem đoạn phim uy hiếp từ những kẻ bắt cóc. Một gia đình khác cũng phải chi hơn 14.000 USD để chuộc con.

Cảnh sát sát bang New South Wales cho biết chúng thường nhắm vào cộng đồng du học sinh gốc Hoa sống xa gia đình. Đầu tiên, những kẻ lừa đảo sẽ gọi ngẫu nhiên đến nhiều số máy và nói tiếng Trung Quốc. Người Australia thường không biết tiếng Trung sẽ cúp máy trong khi sinh viên gốc Hoa sẽ trả lời các cuộc gọi này.

Những kẻ lừa đảo cảnh cáo sinh viên Trung Quốc có thể bị dẫn độ về nước và chịu cáo buộc hình sự, đồng thời đe doạ bổ sung hình phạt nếu không hợp tác. Đáng chú ý, loại tội phạm này dùng ứng dụng công nghệ tinh vi để che giấu vị trí thực. Chúng cũng lập trình số điện thoại giống hệt số máy của các cơ quan công quyền tại Trung Quốc, khiến sinh viên không thể nhận ra trò lừa đảo dù có tra cứu trên mạng.

Cảnh sát New South Wales cho biết, các vụ lừa đảo thường đi theo hai kịch bản. Ở kịch bản đầu tiên, nạn nhân bị yêu cầu trả một loạt phí để không bị bắt giữ hay trục xuất khỏi Australia. Một mánh khóe tinh vi hơn của những kẻ lừa đảo là cưỡng chế nạn nhân, không cho họ liên lạc với gia đình và bạn bè.

Sau đó, nạn nhân tiếp tục bị uy hiếp, buộc phải thuê phòng khách sạn và tự dàn dựng vụ bắt cóc bản thân. Không liên lạc được với con cái, các gia đình liên tục gửi nhiều khoản tiền để chuộc con. Mọi việc chỉ dừng lại khi gia đình nạn nhân không thể gửi thêm tiền và buộc phải báo cảnh sát, CNN dẫn tuyên bố chính thức của cảnh sát địa phương.

Các vụ "bắt cóc ảo" thường gây ra thiệt hại về tiền của trong khi nạn nhân được phát hiện an toàn chỉ trong vài ngày sau. Các vụ dàn dựng bắt cóc tống tiền được báo cáo tại nhiều tiểu bang của Australia. Băng đảng tội phạm thường nhắm vào cộng đồng sinh viên nước ngoài, vốn là nhóm đối tượng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm xã hội và sống xa gia đình.

Nhiều báo cáo cho thấy các vụ lừa đảo qua mạng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. "Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia liên tục thực hiện nhiều vụ lừa đảo trong thập kỷ vừa qua", ông Darren Bennett, người đứng đầu cơ quan điều tra của bang NSW cho biết. Năm 2019, cảnh sát Australia nhận được ít nhất 1.172 báo cáo về các vụ lừa đảo tự xưng là "chính phủ Trung Quốc". Các chiêu trò lừa đảo gây ra tổng thiệt hại lên đến 1,43 triệu USD trong năm ngoái.

Hình ảnh một vụ bắt cóc giả được cung cấp cho cảnh sát

Người sử dụng amphetamine tăng nhanh

Amphetamin (hay còn gọi là hồng phiến) là loại chất kích thích làm tăng tỉnh táo và tập trung, đồng thời làm giảm mệt mỏi, thèm ăn. Amphetamin được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887.

Theo một khảo sát của Viện Tội phạm học Úc (AIC) cho thấy, một số lượng lớn những người nghiện ma túy bị bắt giữ và có xét nghiệm dương tính với chất amphetamine chiếm tỷ lệ cao nhất.

News.com.au dẫn lời nhà nghiên cứu ma túy, Phó Giáo sư John Fitzgerald khẳng định rằng, ông không nghĩ tỷ lệ người sử dụng ma túy ở Australia thời gian qua, nhất là sử dụng amphetamine lại tăng nhanh đến thế, nó có thể là vấn nạn trong tương lai mà chưa thể rõ thời gian kết thúc là khi nào.

Giáo sư Fitzgerald, người đứng đầu bộ môn tội phạm học tại Đại học Melbourne cho biết, thảm kịch của các loại ma túy như amphetamine rất dễ dàng lây lan trong cộng đồng, nhất là tại các khu vực mà "tội phạm ma túy đường phố" là phổ biến.

Thực tế là, trên truyền thông Australia, từ lâu cảnh sát và các chuyên gia cai nghiện đã cảnh báo về sự nguy hiểm của amphetamine nhưng điều này đã không được chú trọng vì nhiều người, trong đó đặc biệt là giới trẻ đã không để ý đến những cảnh báo nguy hiểm này.

Theo Giáo sư Fitzgerald cho rằng: "Xu hướng ma túy thường diễn ra theo từng đợt nên đến một lúc nào đó nó sẽ kết thúc. Tuy nhiên, các số liệu mà AIC tiết lộ mức độ sẵn có của amphetamine. Các chuyên gia lo ngại những người sử dụng nước đá sẽ chuyển từ hút ma túy sang tiêm chích.

Theo một thống kê do cảnh sát Australia công bố, gần một nửa số người phạm tội ma túy có kết quả xét nghiệm dương tính với việc sử dụng amphetamine và gần một phần ba số người phạm tội bạo lực có chất này trong hệ thống của họ. Khoảng một phần ba số người đang được điều trị tại Odyssey House hiện mắc chứng nghiện amphetamine, tăng 10% trong một năm.

}
Top