Bạn biết gì về các số liệu bình đẳng giới ở Việt Nam?
Theo Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc tiến tới bình đẳng giới. Các chính sách và khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được coi trọng.
Việt Nam cũng đã thành công trong việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học và trung học. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chênh lệch giới tính đáng kể trong vấn đề về quyền kinh tế, xã hội, dân sự và chính trị cần phải được giải quyết một cách hệ thống. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng cả trong mục đích và là một phần của giải pháp cho sự phát triển của đất nước.
![]() |
Một tác phẩm dự thi về bình đẳng giới. Ảnh Nhật Thy |
Dưới đây là số liệu về bình đẳng giới ở Việt Nam:
* 58 % phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực với bạn tình của họ trong cuộc đời (Tổng cục Thống kê, năm 2010). Chỉ có 43% các trường hợp vạo lực gia đình đã báo cáo và được cảnh sát tiếp nhận xử lý.
* Chi phí do bạo lực gia đình gây ra ước tính bằng khoảng 3,2% GDP của Việt Nam theo cách tính tổng thiệt hại năng suất lao động và chi phí cơ hội (UN 2012).
* Một cuộc khảo sát tiến hành tại Hà Nội và TPHCM cho thấy, 87% phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng (Action Aid Việt Nam, năm 20140.
* Sự mất cân bằng về tỷ lệ giới tính khi sinh đã tăng từ 106,2 bé trai trên 100 bé gái năm 2000 lên 112,6 trong năm 2013 (UNFPA, 2014). Sự mất cân bằng này dự kiến sẽ dẫn đến việc gia tăng buôn bán phụ nữ và mại dâm để bù đắp cho khoảng 10% đàn ông “dư thừa” vào năm 2035 (UNFPA, 2011).
* Tỷ lệ các trường hợp báo cáo về nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái đang gia tăng. Một cuộc khảo sát năm 2014 về những nạn nhân của nạn buôn bán cho thấy 18,8% nạn nhân đã bị ép buộc kết hôn (Bộ Ngoại giao Mỹ, 2015).
* Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, quy định về tội phạm tình dục còn hạn chế đối với phụ nữ và trẻ em gái 16 tuổi trở lên.
* Cứ mười phụ nữ trẻ thì có một người bị tảo hôn (UNFPA, 2013). Tỷ lệ phụ nữ trẻ trong độ tuổi 15-19 đã kết hôn tăng từ 5,4% năm 2006 lên 10,3% vào năm 2014 (Tổng cục Thống kê và UNICEF, 2014).
* Phụ nữ và trẻ em gái phải chịu gánh nặng bất bình đẳng trong các công việc nhà và chăm sóc gia đình, hạn chế cơ hội của họ trong học tập và sự nghiệp. Phụ nữ Việt Nam phải làm các công việc gia đình không được trả lương nhiều hơn khoảng hai lần so với nam giới (World Bank, 2014).