Báo động trẻ em Việt bị đưa sang Anh làm nô lệ trồng cần sa
25/05/2015
16:32
Bị đưa tới Anh khi mới lên 10 trên xe tải của băng nhóm buôn người, bé trai tên Hien đã nhiều năm trời phải làm việc quần quật tại trang trại trồng cần sa ở Anh, bị đe dọa, đánh đập và không hề được trả tiền công...
7 năm về trước, Hien khi ấy mới 10 tuổi được đưa tới Anh trong thùng một chiếc xe tải, từ thành phố Calais của Pháp sang. Những ngày tháng sau đó, cuộc sống của em đầy những bóc lột và cơ cực. Em trở thành nô lệ phục vụ trong gia đình người bản địa, bị chuyển tới các trại trồng cần sa, bị lạm dụng và đánh đập trước khi bị xét xử và tống giam.
Dù vậy, đây không phải trường hợp trẻ em người Việt duy nhất đã và đang bị lạm dụng, đối xử như nô lệ tại Anh. Theo điều tra của tờ Guardian, có tới 3.000 trẻ em Việt Nam đang phải lao động ép buộc tại Anh, để kiểm tiền cho các băng đảng tội phạm, những kẻ điều hành các xưởng chế biến cần sa, tiệm sửa móng tay, nhà chứa.
Bị tính phí vận chuyển tới 25.000 bảng Anh/người (gần 850 triệu đồng), những đứa trẻ này đang nợ các nhóm buôn người tổng cộng tới 75 triệu bảng Anh.
Dù chính quyền địa phương ngày càng để ý tới việc người Việt bị buôn bán đang được sử dụng ngày một nhiều trong các khu trại trồng cần sa, các chuyên gia về chống buôn bán trẻ em cảnh báo, giới chức Anh không thể theo kịp tốc độ các nhóm tội phạm người Việt tại Anh tuyển mộ và bóc lột trẻ em trong các hoạt động phi pháp khác, như buôn bán súng, sản xuất ma túy đá và mại dâm.
“Tính toán của chúng tôi cho thấy khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam tại Anh đang bị các nhóm tội phạm bóc lốt để trục lợi”, Philip Ishola, cựu lãnh đạo Cục chống buôn bán người của Anh cho biết.
Chuyến đi tới Anh của Hien bắt đầu khi em bị đưa khỏi làng của mình lúc mới 5 tuổi, bởi một người tự nhận là chú. Là trẻ mồ côi, Hien không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghe lời người đàn ông này. Sau 5 năm di chuyển bằng đường bộ từ Việt Nam, và không hề biết mình đã qua những đâu, Hien tới Pháp và từ đây được đưa tới London.
3 năm tiếp theo, em bị nhốt trong nhà và phải làm các công việc phục vụ, nấu nướng và lau dọn cho các nhóm người Việt ra vào ngôi nhà nơi em bị giam giữ. Em từng bị đánh đập và ép uống rượu cho tới khi nôn ói. Còn nhiều chuyện tồi tệ khác mà đến giờ Hien vẫn không thể kể lại. Em hoàn toàn bị nhốt trong nhà và được cảnh báo, nếu bỏ trốn và bị cảnh sát bắt được sẽ phải ngồi tù.
Trong thời gian ở trong ngôi nhà đó, Hien cho biết có nhiều trẻ em người Việt khác được đưa tới. Họ nói với em rằng được đưa tới đây để làm việc trả nợ cho gia đình ở quê nhà. Sau vài ngày lưu lại, những người này lại được đưa đi và Hien không bao giờ gặp lại.
Sau khi bị “chú” bỏ rơi, Hien thành trẻ vô gia cư, phải ngủ trong công viên và lượm thức ăn trong thùng rác. Sau đó, một cặp vợ chồng người Việt đón Hien về nuôi, cho em nơi ở nhưng buộc em phải làm trong các căn hộ trồng cây cần sa tại thành phố Manchester và cả ở Scotland.
Trong lời khai với cảnh sát, Hien nói đến giờ vẫn không biết chính xác cây đó để làm gì, dù biết rằng chúng đem lại nhiều tiền. Cậu phải chăm sóc cây, sử dụng các loại thuốc trừ sâu khiến mình buồn nôn, và chỉ được rời khỏi căn hộ đó khi giúp vận chuyển cây đi phơi khô ở đâu đó. Suốt thời gian trước khi bị bắt, Hien luôn bị nhốt, đánh đập, dọa nạt và cô lập với thế giới bên ngoài.
“Cháu chưa bao giờ được trả tiền khi còn làm việc ở đó. Cháu ở đó không phải vì tiền mà bởi cháu sợ và cháu mong mọi chuyện sẽ sớm kết thúc”, Hien nói.
Khi cảnh sát tới, họ thấy Hien ngồi một mình bên những cây cần sa. Sau khi khai báo, Hien vẫn bị đưa tới cơ sở cải tạo tội phạm vị thành niên tại Scotland và ở đó 10 tháng. Chỉ đến khi cơ quan công tố xác định em là nạn nhân một vụ buôn người, Hien mới được phóng thích.
Bùng nổ buôn bán trẻ em Việt Nam sang Anh làm nô lệ
“Trẻ em đang ngày càng trở thành tài sản giá trị cho các băng đảng tội phạm, bởi chúng có thể dễ dàng bắt giữ, đe dọa và bóc lột, dễ bị cô lập và không biết điều gì đang diễn ra xung quanh. Việc này khiến chúng ít khả năng tiết lộ điều gì đó hữu ích cho cảnh sát”, Ishola nhận xét.
“Trên hành trình tới nước Anh, những kẻ buôn người không ngừng tính thêm nhiều tiền cho các em và đến lúc chúng đến nơi, áp lực trả khoản nợ khổng lồ này là yếu tố then chốt dẫn tới việc họ dễ bị mắc kẹt trong cảnh lao động ép buộc.
Khi tới nơi, trẻ em phải đối diện với những hệ thống tội phạm có tổ chức cao, với các biện pháp kiểm soát từ hình phạt cực kỳ tàn nhẫn về thể chất, tới ràng buộc bằng nợ. Thậm chí trước khi các em tới, cái bẫy đã được giăng ra”, vị cựu lãnh đạo Cục chống buôn người của Anh khẳng định.
Các thành viên của cộng đồng người Việt tại London khẳng định với tờ Observer của Anh rằng, họ thấy sự bùng nổ hoạt động buôn bán trẻ em của các băng đảng tội phạm tại khu vực họ sinh sống những năm gần đây.
“Một vài trong số trẻ em và nạn nhân từng nói với tôi rằng mất 25.000 bảng Anh họ mới đến được Anh”, một đại diện cộng đồng người Việt tại London nói. “Họ đến với một khoản nợ và không được phép ra đi cho đến khi trả được nợ. Đó chính là sự nô lệ và bóc lột”.
Theo bản báo cáo 2014 của tổ chức phi chính phủ Chống nạn nô lệ quốc tế, hầu như toàn bộ nạn nhân buôn bán người có liên quan đến cần sa là người Việt Nam, và hơn 80% số này là trẻ em. Nhiều trẻ em sau đó bị hệ thống luật pháp Anh xét xử, bất chấp việc nhiều người được xem là nạn nhân buôn bán người.
Chính điều này đã dẫn đến thực tế trẻ em người Việt đang trở thành nhóm sắc tộc lớn thứ hai tại các trung tâm giam giữ người vị thành niên khắp nước Anh.
Theo ước tính, thị phần cần sa trồng tại Anh của các băng nhóm người Việt Nam tại Anh đã tăng vọt từ mức 15% cách đây 10 năm lên khoảng 90% hiện nay, với tổng quy mô thị trường lên tới 1 tỷ bảng Anh. Cùng với việc lợi nhuận từ hoạt động buôn bán cần sa rất cao, số lượng xưởng trồng cần sa của người Việt Nam tại Anh đã tăng 150% trong vòng 2 năm qua.
Cảnh sát Anh cho biết nhận thức về độ phức tạp trong hoạt động ngăn chặn buôn bán trẻ em tại Anh đã cao hơn rất nhiều, nhưng đặc tính khép kín của cộng đồng người Việt tại đây khiến việc thực hiện càng thêm khó khăn.
“Điều luôn khiến chúng tôi gặp khó khăn đó là tiếp cận cộng đồng này”, Phil Brewer, lãnh đạo đơn vị chống bắt cóc và buôn bán người của cảnh sát London cho biết. “Chúng tôi thường chỉ tìm thấy một đứa trẻ khi thực hiện một vụ khám xét và thấy có ai đó tại xưởng trồng cần sa hoặc tiệm sửa móng tay, nhưng thường người này đã phải trải qua nhiều hình thức bóc lột trước khi chúng tôi tìm thấy”.
Rất nhiều nạn nhân các vụ buôn người tại Anh là người Việt (Ảnh: Sunday Times) |
Bị tính phí vận chuyển tới 25.000 bảng Anh/người (gần 850 triệu đồng), những đứa trẻ này đang nợ các nhóm buôn người tổng cộng tới 75 triệu bảng Anh.
Dù chính quyền địa phương ngày càng để ý tới việc người Việt bị buôn bán đang được sử dụng ngày một nhiều trong các khu trại trồng cần sa, các chuyên gia về chống buôn bán trẻ em cảnh báo, giới chức Anh không thể theo kịp tốc độ các nhóm tội phạm người Việt tại Anh tuyển mộ và bóc lột trẻ em trong các hoạt động phi pháp khác, như buôn bán súng, sản xuất ma túy đá và mại dâm.
“Tính toán của chúng tôi cho thấy khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam tại Anh đang bị các nhóm tội phạm bóc lốt để trục lợi”, Philip Ishola, cựu lãnh đạo Cục chống buôn bán người của Anh cho biết.
Chuyến đi tới Anh của Hien bắt đầu khi em bị đưa khỏi làng của mình lúc mới 5 tuổi, bởi một người tự nhận là chú. Là trẻ mồ côi, Hien không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghe lời người đàn ông này. Sau 5 năm di chuyển bằng đường bộ từ Việt Nam, và không hề biết mình đã qua những đâu, Hien tới Pháp và từ đây được đưa tới London.
3 năm tiếp theo, em bị nhốt trong nhà và phải làm các công việc phục vụ, nấu nướng và lau dọn cho các nhóm người Việt ra vào ngôi nhà nơi em bị giam giữ. Em từng bị đánh đập và ép uống rượu cho tới khi nôn ói. Còn nhiều chuyện tồi tệ khác mà đến giờ Hien vẫn không thể kể lại. Em hoàn toàn bị nhốt trong nhà và được cảnh báo, nếu bỏ trốn và bị cảnh sát bắt được sẽ phải ngồi tù.
Ngoài việc bị ép trồng cần sa, trẻ em người Việt còn phải làm nhiều công việc phạm pháp khác không được trả công (Ảnh: CNA) |
Sau khi bị “chú” bỏ rơi, Hien thành trẻ vô gia cư, phải ngủ trong công viên và lượm thức ăn trong thùng rác. Sau đó, một cặp vợ chồng người Việt đón Hien về nuôi, cho em nơi ở nhưng buộc em phải làm trong các căn hộ trồng cây cần sa tại thành phố Manchester và cả ở Scotland.
Trong lời khai với cảnh sát, Hien nói đến giờ vẫn không biết chính xác cây đó để làm gì, dù biết rằng chúng đem lại nhiều tiền. Cậu phải chăm sóc cây, sử dụng các loại thuốc trừ sâu khiến mình buồn nôn, và chỉ được rời khỏi căn hộ đó khi giúp vận chuyển cây đi phơi khô ở đâu đó. Suốt thời gian trước khi bị bắt, Hien luôn bị nhốt, đánh đập, dọa nạt và cô lập với thế giới bên ngoài.
“Cháu chưa bao giờ được trả tiền khi còn làm việc ở đó. Cháu ở đó không phải vì tiền mà bởi cháu sợ và cháu mong mọi chuyện sẽ sớm kết thúc”, Hien nói.
Khi cảnh sát tới, họ thấy Hien ngồi một mình bên những cây cần sa. Sau khi khai báo, Hien vẫn bị đưa tới cơ sở cải tạo tội phạm vị thành niên tại Scotland và ở đó 10 tháng. Chỉ đến khi cơ quan công tố xác định em là nạn nhân một vụ buôn người, Hien mới được phóng thích.
Bùng nổ buôn bán trẻ em Việt Nam sang Anh làm nô lệ
“Trẻ em đang ngày càng trở thành tài sản giá trị cho các băng đảng tội phạm, bởi chúng có thể dễ dàng bắt giữ, đe dọa và bóc lột, dễ bị cô lập và không biết điều gì đang diễn ra xung quanh. Việc này khiến chúng ít khả năng tiết lộ điều gì đó hữu ích cho cảnh sát”, Ishola nhận xét.
“Trên hành trình tới nước Anh, những kẻ buôn người không ngừng tính thêm nhiều tiền cho các em và đến lúc chúng đến nơi, áp lực trả khoản nợ khổng lồ này là yếu tố then chốt dẫn tới việc họ dễ bị mắc kẹt trong cảnh lao động ép buộc.
Khi tới nơi, trẻ em phải đối diện với những hệ thống tội phạm có tổ chức cao, với các biện pháp kiểm soát từ hình phạt cực kỳ tàn nhẫn về thể chất, tới ràng buộc bằng nợ. Thậm chí trước khi các em tới, cái bẫy đã được giăng ra”, vị cựu lãnh đạo Cục chống buôn người của Anh khẳng định.
Các thành viên của cộng đồng người Việt tại London khẳng định với tờ Observer của Anh rằng, họ thấy sự bùng nổ hoạt động buôn bán trẻ em của các băng đảng tội phạm tại khu vực họ sinh sống những năm gần đây.
“Một vài trong số trẻ em và nạn nhân từng nói với tôi rằng mất 25.000 bảng Anh họ mới đến được Anh”, một đại diện cộng đồng người Việt tại London nói. “Họ đến với một khoản nợ và không được phép ra đi cho đến khi trả được nợ. Đó chính là sự nô lệ và bóc lột”.
Theo bản báo cáo 2014 của tổ chức phi chính phủ Chống nạn nô lệ quốc tế, hầu như toàn bộ nạn nhân buôn bán người có liên quan đến cần sa là người Việt Nam, và hơn 80% số này là trẻ em. Nhiều trẻ em sau đó bị hệ thống luật pháp Anh xét xử, bất chấp việc nhiều người được xem là nạn nhân buôn bán người.
Chính điều này đã dẫn đến thực tế trẻ em người Việt đang trở thành nhóm sắc tộc lớn thứ hai tại các trung tâm giam giữ người vị thành niên khắp nước Anh.
Theo ước tính, thị phần cần sa trồng tại Anh của các băng nhóm người Việt Nam tại Anh đã tăng vọt từ mức 15% cách đây 10 năm lên khoảng 90% hiện nay, với tổng quy mô thị trường lên tới 1 tỷ bảng Anh. Cùng với việc lợi nhuận từ hoạt động buôn bán cần sa rất cao, số lượng xưởng trồng cần sa của người Việt Nam tại Anh đã tăng 150% trong vòng 2 năm qua.
Cảnh sát Anh cho biết nhận thức về độ phức tạp trong hoạt động ngăn chặn buôn bán trẻ em tại Anh đã cao hơn rất nhiều, nhưng đặc tính khép kín của cộng đồng người Việt tại đây khiến việc thực hiện càng thêm khó khăn.
“Điều luôn khiến chúng tôi gặp khó khăn đó là tiếp cận cộng đồng này”, Phil Brewer, lãnh đạo đơn vị chống bắt cóc và buôn bán người của cảnh sát London cho biết. “Chúng tôi thường chỉ tìm thấy một đứa trẻ khi thực hiện một vụ khám xét và thấy có ai đó tại xưởng trồng cần sa hoặc tiệm sửa móng tay, nhưng thường người này đã phải trải qua nhiều hình thức bóc lột trước khi chúng tôi tìm thấy”.