Biến chứng nhiễm khuẩn ở người nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm khuẩn là một trong những nguy cơ đầu tiên mà người nhiễm HIV phải đối mặt sau khi lây nhiễm HIV. Người nhiễm HIV do bị suy giảm sức đề kháng nên thường dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Chính vì thế, nhận diện được các loại nhiễm khuẩn sẽ giúp họ biết cách phòng tránh và điều trị có hiệu quả.
Virus HIV - Ảnh Internet |
Phức hợp Mycobacterium avium (MAC)
Nhiễm trùng này do một nhóm vi khuẩn có tên chung là MAC gây ra. Bình thường vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nhưng nếu người nhiễm HIV giai đoạn muộn và số lượng lympho CD4 < 50 sẽ dễ bị nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm tuỷ xương, gan hoặc lách. MAC gây các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ra mồ hôi trộm, sút cân, đau dạ dày và ỉa chảy.
Nhiễm khuẩn gây bệnh lao (TB)
Trên thế giới, lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất liên quan với HIV, chiếm 15% số ca tử vong do AIDS. HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống lại sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh.
Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% cho 1 năm. Khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50%. Bệnh lao thường tiến triển nhanh và lan tràn.
Người HIV dương tính nên làm kiểm tra da đơn giản để sớm phát hiện lao trong quá trình điều trị. Nếu kiểm tra này dương tính, cần chụp X-quang phổi và làm các xét nghiệm thích hợp khác để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
Bệnh lao nguy hiểm hơn nhiều nhiễm trùng cơ hội khác vì nó lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác, kể cả những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nhiễm khuẩn thương hàn
Người nhiễm HIV dễ nhiễm vi khuẩn này từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: ỉa chảy nặng, sốt, ớn lạnh, đau bụng và đôi khi buồn nôn. Những người nhiễm HIV dễ bị bệnh thương hàn gấp 20 lần người bình thương khi tiếp xúc với vi khuẩn salmonella.
Người nhiễm HIV có thể giảm nguy cơ bằng cách rửa tay, vệ sinh cẩn thận sau khi tiếp xúc với động vật, chế biến thức ăn và nấu kỹ thịt các đồ ăn.
Viêm mạch trực khuẩn