"Bước ngoặt" trong cuộc chiến bảo vệ người đồng tính ở Kenya

28/04/2018 17:00

Những nhà hoạt động bảo vệ quyền người đồng tính đang tổ chức ăn mừng sau khi một tòa án ở Kenya mới đây đưa ra phán quyết rằng, việc buộc những người đàn ông nghi ngờ đồng tính kiểm tra có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay không là bất hợp pháp. Phán quyết của tòa án được đánh giá là sự kiện mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến bảo vệ người đồng tính ở Kenya và các nước trong khu vực.

Bước tiến "ngoạn mục"

Khởi kiện là hai người đàn ông ở Ukunda, Kenya khi họ bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng 2-2015 vì nghi quan hệ tình dục đồng giới. Hai người đàn ông này cho biết, họ đã bị cảnh sát buộc phải kiểm tra hậu môn để xác định xem có quan hệ tình dục đồng giới hay không.

Ngoài ra, hai người đàn ông cũng bị lấy máu để xét nghiệm HIV và viêm gan. Đại diện pháp lý của hai người đàn ông nói rằng, hành vi cưỡng ép của cảnh sát là vi hiến và thủ tục kiểm tra hậu môn không khác gì hình thức tra tấn. Toà án thụ lý vụ án đã ra phán quyết, việc kiểm tra hậu môn những người nghi đồng tính là vi hiến và vi phạm nhân quyền.

Đây được coi là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh dai dẳng nhằm bảo vệ quyền của cộng đồng thế giới thứ ba (LGBT) ở Kenya. "Phán quyết của tòa án là một chiến thắng lớn đối với cộng đồng LGBT ở Kenya. 

Việc kiểm tra hậu môn người nghi ngờ đồng tính chỉ là một phần của sự phân biệt đối xử được quy định trong hệ thống pháp luật Kenya", Kari Mugo, một nhà hoạt động nhân quyền, đại diện pháp lý cho hai người đàn ông trong vụ kiện cho biết.

Được biết, Kenya không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới buộc những người nghi đồng tính kiểm tra hậu môn. Thủ tục này cũng được tiến hành ở Cameroon, Ai Cập, Uganda, Zambia. Nhân viên y tế sẽ sử dụng ngón tay, dụng cụ y tế để kiểm tra hậu môn người đàn ông xem có dấu hiệu đã quan hệ tình dục đồng tính hay không. Từ lâu, nhiều chuyên gia y tế đã lên án mạnh mẽ thủ tục này.

"Đây là một hành động không có cơ sở y tế. Tôi nghĩ rằng, phán quyết của tòa án sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trong khu vực", Kari Mugo nói. Hiệp hội Y khoa Kenya và Nhóm chuyên gia pháp y độc lập cũng khẳng định, việc bắt buộc kiểm tra hậu môn là không hợp pháp và dựa trên "các giả định không chính xác". 

"Việc cưỡng ép tiến hành kiểm tra hậu môn là hành vi làm nhục, hạ thấp danh dự và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bị kiểm tra", một nhân viên của Nhóm chuyên gia pháp y độc lập nói.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

Các nhà hoạt động nhân quyền hy vọng, quy định hình sự hóa quan hệ đồng tính sẽ dần bị bãi bỏ. Kenya là một trong số nhiều quốc gia ở châu Phi, nơi hành vi quan hệ tình dục đồng giới là bất hợp pháp và người có hành vi này có thể bị phạt tù đến 14 năm. 

Người đồng tính trong những quốc gia này luôn phải tìm cách để che giấu thân phận. Nếu lộ thân phận thật của mình, họ sẽ bị cộng đồng ruồng bỏ, thậm chí là tấn công bạo lực.

Gigi Louisa, nhân viên điều phối thuộc Hiệp hội đồng tính nam và đồng tính nữ Kenya nói rằng, những thành viên của cộng đồng LGBT Kenya đang phải đối mặt với nạn quấy rối, đe dọa và bạo lực. Kể từ năm 2012 đến nay, tổ chức này nhận được gần 3 nghìn bản báo cáo về nạn phân biệt đối xử có liên quan đến giới tính. 

Tuy nhiên, vì Toà án yêu cầu các tài liệu pháp lý phải được công khai, có khả năng làm lộ xu hướng tình dục cũng như giới tính của người khởi kiện nên những người đồng tính chọn cách im lặng. Theo báo cáo của một số tổ chức nhân quyền, gần 600 trường hợp phạm tội "phi tự nhiên" đã được cảnh sát ghi nhận trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014 ở Kenya.

"Việc theo đuổi quá trình tố tụng có thể dẫn đến sự phân biệt, sách nhiễu hoặc bị tấn công bạo lực nhiều hơn. Có trường hợp, người khởi kiện bị chính lực lượng cảnh sát đe dọa. Chúng tôi không thực sự tin tưởng vào hệ thống pháp luật hiện hành. Chúng tôi không có niềm tin rằng, trường hợp khởi kiện của những người đồng tính sẽ được nhìn nhận một cách công bằng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chiến đấu và chiến đấu đến cùng", Mugo nói.

(Theo Báo CAND)


Ngoài ra, hai người đàn ông cũng bị lấy máu để xét nghiệm HIV và viêm gan. Đại diện pháp lý của hai người đàn ông nói rằng, hành vi cưỡng ép của cảnh sát là vi hiến và thủ tục kiểm tra hậu môn không khác gì hình thức tra tấn. Toà án thụ lý vụ án đã ra phán quyết, việc kiểm tra hậu môn những người nghi đồng tính là vi hiến và vi phạm nhân quyền.

Đây được coi là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh dai dẳng nhằm bảo vệ quyền của cộng đồng thế giới thứ ba (LGBT) ở Kenya. "Phán quyết của tòa án là một chiến thắng lớn đối với cộng đồng LGBT ở Kenya. 

Việc kiểm tra hậu môn người nghi ngờ đồng tính chỉ là một phần của sự phân biệt đối xử được quy định trong hệ thống pháp luật Kenya", Kari Mugo, một nhà hoạt động nhân quyền, đại diện pháp lý cho hai người đàn ông trong vụ kiện cho biết.

Được biết, Kenya không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới buộc những người nghi đồng tính kiểm tra hậu môn. Thủ tục này cũng được tiến hành ở Cameroon, Ai Cập, Uganda, Zambia. Nhân viên y tế sẽ sử dụng ngón tay, dụng cụ y tế để kiểm tra hậu môn người đàn ông xem có dấu hiệu đã quan hệ tình dục đồng tính hay không. Từ lâu, nhiều chuyên gia y tế đã lên án mạnh mẽ thủ tục này.

"Đây là một hành động không có cơ sở y tế. Tôi nghĩ rằng, phán quyết của tòa án sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trong khu vực", Kari Mugo nói. Hiệp hội Y khoa Kenya và Nhóm chuyên gia pháp y độc lập cũng khẳng định, việc bắt buộc kiểm tra hậu môn là không hợp pháp và dựa trên "các giả định không chính xác". 

"Việc cưỡng ép tiến hành kiểm tra hậu môn là hành vi làm nhục, hạ thấp danh dự và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bị kiểm tra", một nhân viên của Nhóm chuyên gia pháp y độc lập nói.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

Các nhà hoạt động nhân quyền hy vọng, quy định hình sự hóa quan hệ đồng tính sẽ dần bị bãi bỏ. Kenya là một trong số nhiều quốc gia ở châu Phi, nơi hành vi quan hệ tình dục đồng giới là bất hợp pháp và người có hành vi này có thể bị phạt tù đến 14 năm. 

Người đồng tính trong những quốc gia này luôn phải tìm cách để che giấu thân phận. Nếu lộ thân phận thật của mình, họ sẽ bị cộng đồng ruồng bỏ, thậm chí là tấn công bạo lực.

Gigi Louisa, nhân viên điều phối thuộc Hiệp hội đồng tính nam và đồng tính nữ Kenya nói rằng, những thành viên của cộng đồng LGBT Kenya đang phải đối mặt với nạn quấy rối, đe dọa và bạo lực. Kể từ năm 2012 đến nay, tổ chức này nhận được gần 3 nghìn bản báo cáo về nạn phân biệt đối xử có liên quan đến giới tính. 

Tuy nhiên, vì Toà án yêu cầu các tài liệu pháp lý phải được công khai, có khả năng làm lộ xu hướng tình dục cũng như giới tính của người khởi kiện nên những người đồng tính chọn cách im lặng. Theo báo cáo của một số tổ chức nhân quyền, gần 600 trường hợp phạm tội "phi tự nhiên" đã được cảnh sát ghi nhận trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014 ở Kenya.



Top