Hai "khu trục thuốc phiện" nổi tiếng của châu Á

10/06/2015 11:20

Thuốc phiện mà những người nghiện nuốt, hít và tiêm thường bắt đầu một cuộc hành trình của chúng từ 2 khu trục trồng và cung cấp thuốc phiện (anh túc) nổi tiếng của châu Á bao gồm Tam giác vàng và Lưỡi liềm vàng.

2 khu vực trồng thuốc phiện nổi tiếng châu Á. Ảnh minh họa

“Tam giác vàng” là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, có diện tích khoảng hơn 200.000km2. Phần lớn diện tích Tam giác vàng nằm trong vùng núi có độ cao 1.000m, có rất ít tuyến đường giao thông, lại ở vào một vị trí đặc biệt nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cả ba nước. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho việc trồng cây anh túc. Ở đây, một số nơi, cây anh túc chiếm tới 80% diện tích đất trồng.

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2014, thương mại bất hợp pháp tại khu vực này đã vượt quá 16,3 tỷ USD mỗi năm,  Mặc dù, trong những năm cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, chính phủ 3 nước đã nỗ lực để loại trừ việc trồng thuốc phiện nhưng nó đã bắt đầu tăng trở lại vào năm 2006, một phần do đường sá giao thông đi lại tốt hơn.

Tam giác vàng hiện là khu vực sản xuất thuốc phiện lớn thứ 2 trên thế giới. Một báo cáo năm 2014 của Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm ước tính, diện tích thuốc phiện ở đây đã tăng lên 63.800 ha năm ngoái, so với 61.200 ha vào năm 2013, gần gấp 3 lần lượng thu hoạch trong năm 2006. Đây từng là trung tâm sản xuất heroin lớn nhất thế giới, chủ yếu do các trùm thuốc phiện Myanmar cung cấp.

Sản lượng thuốc phiện của Myanmar đứng thứ hai trên thế giới, kém hơn nhiều so với Afghanistan. Nhưng chất lượng heroin tại "Tam giác vàng" lại là cao nhất. Thuốc phiện là nguyên liệu chính sản xuất ra heroin. Thị trường tiêu thụ chính của heroin tại đây được cho là Trung Quốc.

Một cánh đồng trồng thuốc phiện ở Myanmar. Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu cho biết, nghèo đói và thiếu nhiên liệu đã tạo cơ hội cho ngành nông nghiệp thuốc phiện bất hợp pháp phát triển ở Tam giác vàng. Trong một cuộc khảo sát gần đây, những người nông dân tại một ngôi làng ở Myanmar cho biết, họ trồng cây thuốc phiện chỉ để đổi lấy các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm, giáo dục và nhà ở. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng phát triển kinh tế ở các khu vực này có thể là cách tốt nhất để ngăn chặn nạn trồng cây thuốc phiện.

Vị trí hàng đầu về sản xuất thuốc phiện hiện nay thuộc về khu vực “Lưỡi liềm vàng”. Đây là khu vực được hình thành chủ yếu trên biên giới các nước Afghanistan, Pakistan, Iran… Đồng thời còn bao gồm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ của các quốc gia Trung Á như Tajikistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan…

Trong đó, ma túy tập trung chủ yếu ở Afghanistan - “công xưởng ma túy” lớn nhất toàn cầu. Hiện Afghanistan đang sản xuất lượng heroine nhiều gấp 2 lần so với lượng chế xuất của toàn thế giới 10 năm trước với hơn 97% sản lượng heroin toàn cầu có nguồn gốc từ đây. Heroin sản xuất ở Afghanistan trị giá 30 tỷ USD/năm và một phần không nhỏ trong số tiền này đang tài trợ cho bọn phiến loạn và khủng bố quốc tế, gây nên tình trạng bất ổn ngày một lan rộng trên thế giới. Ở khu vực, Pakistan chủ yếu hỗ trợ như là một tuyến đường buôn bán ma túy bất hợp pháp.

Theo một báo cáo quốc tế về ma túy, trong năm 2013, Afghanistan đã đưa ra khoảng 5.500 tấn thuốc phiện sấy, tương đương khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Hơn nữa, khu vực trồng thuốc phiện ở khu vực này đã phát triển đáng kể. Theo báo cáo, diện tích trồng thuốc phiện đã tăng 36% từ 154.000 ha năm 2012 lên 209.000 ha vào năm 2013. Trồng thuốc phiện của Afghanistan tiếp tục bất chấp thực tế rằng Mỹ đã đầu tư hơn 7 tỷ USD để chống lại vấn đề này.

Sản xuất và buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp của Afghanistan là một ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ đô la mà các tổ chức khủng bố Taliban tài trợ đã gặt hái nhiều lợi nhuận nhất. Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm ước tính rằng, trong năm 2009, Taliban, Afghanistan kiếm được khoảng 155 triệu USD từ việc buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp, trong khi những kẻ buôn ma túy Afghanistan mua lại với giá 2,2 tỷ USD.
}
Top