Kho thuốc phiện lớn nhất Sài Gòn một thuở

27/10/2014 13:53

Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng ở trung tâm Sài Gòn.

 Cổng vào nhà máy thuốc phiện Sài Gòn thời thuộc địa

Toàn bộ nhà máy sản xuất thuốc phiện này chiếm diện tích khoảng 1ha trên một khu đất hình chữ nhật, được bao quanh bởi 4 đường phố.

Công nhân bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng, chia làm 2 ca sáng và chiều. Mỗi ngày nhà máy tiêu thụ khoảng 350kg nguyên liệu, gồm thuốc phiện sống, vỏ cây khô và các hóa chất khác nhau. Các công trình trong khuôn viên nhà máy gồm có công xưởng, văn phòng quản lý, nhà kho, bốt bảo vệ, phòng đóng gói, phòng động cơ hơi nước, phòng thí nghiệm hóa học…

Công xưởng chính, nơi diễn ra các công đoạn quan trọng nhất của việc chế biến thuốc phiện. Thuốc phiện vừa đưa ra từ nồi nấu được quấy đều và làm lạnh từ từ.

 Công nhân làm việc trong nhà máy

Thuốc phiện thành phẩm được đóng thành những bánh tròn trước khi đem đi đóng gói. Phòng cân và đóng gói, nơi thuốc phiện được đóng trong những hộp nhỏ bằng đồng, có khối lượng là 5, 10, 15, 20, 40 hoặc 100gram. Việc sử dụng thuốc phiện rất phố biến trong dân cư thời kỳ Pháp thuộc. Người Hoa và người Việt có của thường hút thuốc phiện ở nhà, trong khi giới bình dân hút tại các “động” nha phiến, có rất nhiều ở Sài Gòn và Chợ Lớn.

Vào năm 1902, đã có 113,7 tấn thuốc phiện được bán ra ở Đông Dương, đem về cho người Pháp 27,1 triệu đồng, chiếm 25% tài khoản của Pháp ở Đông Dương. Vào năm 1914, lượng thuốc phiện bán ra giảm xuống còn 74,5 tấn, do giá thuốc phiện tăng nên Pháp vẫn thu được 35,6 triệu đồng, chiếm 37% tài khoản ở Đông Dương. Phải đến năm 1954, việc sản xuất và sử dụng thuốc phiện mới bị cấm ở Việt Nam.

Ngày nay, dấu tích của nhà máy sản xuất thuốc phiện này vẫn hiển hiện ở số 74 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM. Khuôn viên nhà máy ngày nay là nơi tập trung nhiều nhà hàng sang trọng, du khách chủ yếu là người phương Tây.
}
Top