Kiểm soát đại dịch HIV trong khuôn khổ nguồn tài trợ PEPFAR
Ngày 24/5, tại Hà Nội, Cục Quản lý điều trị nghiện và sức khoẻ tâm thần (SAMHSA) tổ chức toạ đàm thảo luận về các hoạt động đề xuất, cơ hội hợp tác liên quan đến công tác điều trị nghiện và kiểm soát đại dịch HIV trong khuôn khổ nguồn tài trợ PEPFAR (Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS) cho công tác này tại Việt Nam.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Thùy Chi |
Đến dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đại diện lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) và đại diện đại diện những đơn vị hỗ trợ xây dựng năng lực và triển khai các hoạt động, bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và các nhóm nguy cơ cao...
Thời gian qua PEPFAR tại Việt Nam đã đề xuất và bảo vệ thành công các hoạt động đáp ứng nhu cầu công tác phòng chống HIV, ma tuý, mại dâm của Việt Nam. Cụ thể, đề xuất hỗ trợ công tác điều phối; tham gia góp ý việc sửa đổi và xây dựng chính sách với các bộ ngành liên quan; hỗ trợ đào tạp giảng viên về phục hồi; hợp tác phát triển các dịch vị phục hồi tại cộng đồng; giới thiệu các hoạt động điều trị tiền xét xử.
Vận động từng bước để chi trả chi phí qua bảo hiểm; lồng ghép xét nghiệm HIV vào các hoạt động điều trị nghiện; vận động chính sách hỗ trợ điều trị nghiện dựa vào bằng chứng tại cộng đồng; dự thảo hướng dẫn điều trị các rối loạn do sử dụng ATS.
Đào tạo cán bộ về mô hình sàng lọc, chuyển gửi và liên kết điều trị nghiện và HIV (ASSIST); thí điểm mô hình ASSIST-link; đào tạo về nghiện chất nói chung và chuyển gửi; thí điểm mô hình quản lý AST tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; tổng hợp và sử dụng số liệu liên quan đến ATS.
Xây dựng y học/xã hội học nghiện tại các trường; thực hành y học/xã hội học tại các viện trường; tổng hợp, phân tích và sử dụng số liệu để liên tịch cải thiện chương trình Methadone; hỗ trợ phân tích số liệu ở các cấp độ; hỗ trợ mô hình đào tạo qua video và internet; hỗ trợ đào tạo liên lục CME; hỗ trợ đào tạo lồng ghép sử dụng thuốc buprenorphine.
Đánh giá mô hình tiền xét xử tập trung vào việc chuyển gửi xét nghiệm và liên kết điều trị HIV; tham gia góp ý các hướng dẫn nhằm hỗ trợ duy trì điều trị bằng thuốc; hỗ trợ việc cấp phát thuốc điều trị nghiện ở cấp độ phường xã.
Những kết quả mong đợi là, 100% cán bộ điều trị nghiện đã được đào tạo về các liệu pháp dựa vào bằng chứng; 80% người nghiện được điều trị tự nguyện tại cộng đồng; 90% cơ sở điều trị nghiện có cán bộ và các dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn do Bộ Y tế quy định; 5 viện, trường thành lập và triển khai chương trình y/xã hội học nghiện của trường.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về các mô hình can thiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng cường tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm và điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS; hỗ trợ kỹ thuật trong điều trị nghiện; duy trì bền vững các hoạt động điều trị nghiện và liên kết với các dịch vụ kiểm soát dịch HIV; phát triển môi trường hỗ trợ phục hồi; xây dựng năng lực cung cấp các dịch vụ điều trị nghiện có chất lượng.
Bên cạnh đó, thảo luận về mô hình toà án điều trị ma tuý, chuyển gửi và liên kết các dịch vụ hỗ trợ; các can thiệp liên quan đến sử dụng hàng đá… hướng tới ưu tiên phòng, chống ma tuý trong đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.