Nguồn ma tuý được tội phạm đưa vào Đà Nẵng bị thu giữ tăng đột biến
28/07/2021
15:51
Nguồn ma túy đưa vào Đà Nẵng chủ yếu từ các tỉnh Bắc miền Trung với số lượng ma túy thu giữ tăng đột biến, chủ yếu là ma túy tổng hợp.
Đó là trích nội dung trong báo cáo vừa được UBND TP Đà Nẵng gửi HĐND TP về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2021.
Theo đó, qua 6 tháng, tại Đà Nẵng phát hiện 199 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2020), làm chết 2 người, bị thương 41 người. TP không xảy ra tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, sử dụng vũ khí “nóng” để gây án.
Hoạt động cho vay lãi nặng, tổ chức đánh bạc tiếp tục được đấu tranh quyết liệt. Bên cạnh đó, một số loại tội phạm gia tăng, như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp giật, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng hoạt động ngày càng tinh vi, chọn thời điểm giao dịch ma túy vào đêm khuya, sử dụng “chân rết” giao ma túy, sử dụng xe grab để đi lại, sử dụng tính năng gọi video call trên mạng xã hội để đối phó lực lượng chức năng.
Nguồn ma túy đưa vào Đà Nẵng chủ yếu từ các tỉnh Bắc miền Trung với số lượng ma túy thu giữ tăng đột biến, chủ yếu là ma túy tổng hợp.
Cũng trong thời gian này, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tại Đà Nẵng bị phát hiện, xử lý gia tăng với mức độ, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản. Nổi lên trong đó là hoạt động làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Thủ đoạn của các đối tượng là làm giả hồ sơ vay vốn và mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng, công ty tài chính trên địa bàn TP để vay tiền, mở thẻ ghi nợ, làm giả nhiều giấy phép lái xe cho những người có nhu cầu để thu lợi bất chính.
Theo báo cáo, tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Nổi lên thủ đoạn gửi đường link thanh toán mua hàng online trên các website thương mại điện tử.
Các đối tượng sử dụng công nghệ cao để chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc giả danh công an, cán bộ viện kiểm sát, tòa án để đe dọa, khống chế tinh thần và lừa các bị hại phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tình trạng thanh thiếu niên sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Theo đó, qua 6 tháng, tại Đà Nẵng phát hiện 199 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2020), làm chết 2 người, bị thương 41 người. TP không xảy ra tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, sử dụng vũ khí “nóng” để gây án.
Hoạt động cho vay lãi nặng, tổ chức đánh bạc tiếp tục được đấu tranh quyết liệt. Bên cạnh đó, một số loại tội phạm gia tăng, như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp giật, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một đối tượng có hành vi cho vay nặng lãi bị công an Đà Nẵng bắt tạm giam. Ảnh: Công an cung cấp
Tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng hoạt động ngày càng tinh vi, chọn thời điểm giao dịch ma túy vào đêm khuya, sử dụng “chân rết” giao ma túy, sử dụng xe grab để đi lại, sử dụng tính năng gọi video call trên mạng xã hội để đối phó lực lượng chức năng.
Nguồn ma túy đưa vào Đà Nẵng chủ yếu từ các tỉnh Bắc miền Trung với số lượng ma túy thu giữ tăng đột biến, chủ yếu là ma túy tổng hợp.
Cũng trong thời gian này, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tại Đà Nẵng bị phát hiện, xử lý gia tăng với mức độ, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản. Nổi lên trong đó là hoạt động làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Thủ đoạn của các đối tượng là làm giả hồ sơ vay vốn và mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng, công ty tài chính trên địa bàn TP để vay tiền, mở thẻ ghi nợ, làm giả nhiều giấy phép lái xe cho những người có nhu cầu để thu lợi bất chính.
Theo báo cáo, tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Nổi lên thủ đoạn gửi đường link thanh toán mua hàng online trên các website thương mại điện tử.
Các đối tượng sử dụng công nghệ cao để chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc giả danh công an, cán bộ viện kiểm sát, tòa án để đe dọa, khống chế tinh thần và lừa các bị hại phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tình trạng thanh thiếu niên sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.