Những hiểu lầm về bệnh tình dục dễ mắc phải
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) có thể tấn công bất kỳ ai và bất kể tuổi tác. Một số bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn, nhưng một số bệnh không thể nào chữa khỏi. Vì vậy, cần phải hiểu đúng về STD để hạn chế nguy cơ mắc phải hoặc có thể ngăn chặn kịp thời trước khi quá muộn.
![]() |
Rất sai lầm khi quan niệm chỉ những người trẻ tuổi mới bị STD - Ảnh minh họa |
Chỉ những người trẻ tuổi mới bị STD
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể tấn công bất kỳ ai, nam hay nữ và bất kể tuổi tác nếu quan hệ tình dục không an toàn. Vì thế quan niệm chỉ những người trẻ tuổi mới có thể mắc STD là hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, nếu tiến hành quan hệ tình dục không an toàn thì nguy cơ lây nhiễm STD ở người trẻ tuổi và người lớn tuổi là như nhau. Thậm chí, người lớn tuổi còn có thể dễ mắc bệnh hơn do không không có kiến thức tình dục an toàn bằng giới trẻ. Mặc dù vậy, theo thống kê, tỷ lệ mắc STD của người trẻ tuổi vẫn cao hơn gấp nhiều lần so với người lớn tuổi vì thanh niên thường quan hệ tình dục bừa bãi hơn.
Có thể nhận biết STD sớm thông qua các triệu chứng
Không phải tất cả các STD đều xuất hiện các triệu chứng từ sớm. Vì thế, khó mà biết được người nào đó có mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay không.
Ngay cả khi bạn không thể thấy các dấu hiệu của bệnh thì bệnh vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Điển hình như bệnh giang mai hay HIV có thể xảy ra mà không hề có bất kì triệu chứng ban đầu nào.
An tâm tuyệt đối nếu dùng bao cao su
Bao cao su có thể bảo vệ bạn khỏi một số bệnh như HIV, lậu, Chlamydia… Nhưng với những bệnh nhiễm trùng có thể lây lan thông qua tiếp xúc ngoài da như giang mai, ghẻ, mụn rộp sinh dục hay Herpes… thì bao cao su được cho là ít có hiệu quả. Vì thế bạn không nên chủ quan rằng dùng bao cao su khi quan hệ là biện pháp an toàn tuyệt đối để tránh các bệnh STD.
![]() |
Không nên chủ quan rằng dùng bao cao su khi quan hệ là biện pháp an toàn tuyệt đối để tránh các bệnh STD - Ảnh minh họa |
Tắm rửa sạch sau khi “yêu” có thể phòng tránh STD
Có một số loại vi khuẩn, virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể bạn ngay khi bạn bắt đầu quan hệ tình dục. Vì thế, việc tắm rửa sạch sẽ sau khi quan hệ chỉ là một trong những cách giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc STD chứ không có tác dụng phòng tránh STD.
Xuất tinh ngoài có thể phòng tránh STD
Hầu hết các STD không lây truyền dựa vào việc xuất tinh. Vì thế, việc bạn xuất tinh ngoài để phòng tránh STD là biện pháp vô ích.
Những người thường xuyên quan hệ sẽ dễ mắc STD hơn
STD là bệnh không phụ thuộc vào số lần quan hệ tình dục. Cho dù bạn chỉ quan hệ một lần vào một thời điểm khá lâu trước đây, bạn vẫn nguy cơ mắc những bệnh như HIV, Herpes…
Quan hệ trong nước có thể ngăn được STD
Đây là một trong những hiểu lầm làm cho nhiều người vô tình mắc STD mà không biết. Không có căn cứ nào chứng minh chất khử trùng trong hồ bơi hay nhiệt độ cao trong bồn tắm nước nóng sẽ tiêu diệt được các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh tình dục.
Người từng mắc STD thì sẽ không bao giờ mắc nữa
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì nếu bạn đã mắc STD. Sau khi trị khỏi, bạn vẫn có thể mắc lại nếu có quan hệ tình dục với người đang mang bệnh. Đặc biệt, có những bệnh bạn có thể bị mắc đi mắc lại như mụn rộp sinh học hoặc có những bệnh mà mầm bệnh sẽ trú ngụ trong cơ thể bạn cả đời như HIV, Herpes…
STD không lây khi quan hệ bằng miệng
Có rất nhiều người cho rằng oral sex là cách 'yêu' an toàn, giúp phòng tránh được STD. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy, có rất nhiều STD vẫn lây truyền qua quan hệ bằng miệng như HIV, giang mai, viêm gan, lậu…Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng nếu như một hoặc cả hai người có vết trầy xước trong miệng, dùng chỉ nha khoa trước khi 'lâm trận', người nữ vẫn còn kinh nguyệt…
Không tiếp xúc với máu sẽ không mắc STD
Máu là một trong những yếu tố khiến bạn bị lây nhiễm STD. Nhưng bạn không nên chủ quan cho rằng không tiếp xúc với máu sẽ không mắc STD. Những bệnh khác như giang mai, Herpes hay ghẻ sẽ bị lây truyền cho dù bạn chỉ tiếp xúc qua da.