Những vấn đề còn tồn tại trong phòng, chống tệ nạn xã hội

16/05/2018 14:52

Hiện nay, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Quan điểm, nhận thức về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của lãnh đạo một số địa phương chưa thống nhất dẫn đến việc chỉ đạo triển khai chưa quyết liệt, liên tục đối với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Trong phòng, chống mại dâm, công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chưa đến được với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi và phong tục tập quán nên chưa phát huy được hiệu quả của công tác này, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.

Về xử lý vi phạm, thiếu chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm như: bảo kê, khiêu dâm, kích dục, người chuyển giới, đồng giới bán dâm; đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm chưa quy định rõ cơ chế thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị để xử lý kỷ luật theo quy định. Các quy định về xử lý vi phạm trong Pháp lệnh chưa thống nhất với Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Một số quy định trong Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống mại dâm trong tình hình mới. Cụ thể: Các quy định về xử lý vi phạm trong Pháp lệnh chưa thống nhất với Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cơ quan chuyên trách Đội kiểm tra liên ngành 178 (Chi cục các tỉnh, thành phố) không có thẩm quyền quyết định xử phạt; công tác phòng, chống mại dâm mới tập trung vào các hoạt động phòng ngừa, thông qua việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, nên hiệu quả phòng ngừa không cao, không đủ sức răn đe đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Kinh phí dành cho công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm còn ít, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, nhiều nhiệm vụ chỉ được thực hiện lồng ghép hoặc trong một thời điểm nên hiệu quả hạn chế.

Về công tác cai nghiện, các quy định giữa Luật Phòng, chống ma túy và Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 01/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không thống nhất, dẫn đến vẫn lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy chưa tương thích với Luật Xử lý vi phạm hành chính (đối với người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi, quản lý sau cai nghiện); một số quy định của pháp luật về công tác cai nghiện chưa phù hợp thực tiễn: quy định thông báo cho người nghiện về việc lập hồ sơ; quy định  về xác định tình trạng nghiện, quy định xác định nơi cư trú (Điều 103); quy định giao cho gia đình, tổ chức xã hội quản lý người nghiện trong thời gian lập hồ sơ (Điều 131); quy định về tạm miễn, tạm hoãn (Điều 112).

Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự thông nhất về quan điểm đối với người nghiện ma túy; có quan điểm cần phải đưa hết vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trong khi Đề án đổi mới công tác cai nghiện đã được Thủ tướng phê duyệt là hướng tới chủ yếu cai nghiện tự nguyện và tại cộng đồng. Do vậy, một số địa phương đã đưa quá nhiều người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dẫn đến các sự cố vừa qua. Trong khi cai nghiện tại cộng đồng lại không được quan tâm.

Một số địa phương chưa ban hành Quy chế hoạt động của Cơ sở xã hội hoặc ban hành nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật như: quy định về xác định tình trạng nghiện; quy định về xác định người không có nơi cư trú ổn định.

Cơ sở vật chất trong tình trạng nhiều địa phương không sử dụng hết để lãng phí, ngược lại một số địa phương lại quá tải; thừa cơ sở tập trung ở cấp tỉnh nhưng thiếu cơ sở ở cộng đồng chưa; để tổ chức các điểm tư vấn, điều trị cắt cơn điều trị Methadone các cơ sở cai nghiện bắt buộc được xây dựng đã nhiều năm, nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo để phù hợp với yêu cầu mới.

Kinh phí công tác cai nghiện được bố trí trong nguồn đảm bảo xã hội của các địa phương. Do vậy, nhiều địa phương không cân đối được ngân sách và không bố trí kinh phí cho công tác này, nhất là cấp huyện, cấp xã (kinh phí cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng kinh phí tuyên truyền giáo dục quản lý người nghiện, tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ học nghề tạo việc làm, kinh phí lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc) hỗ trợ nhân rộng mô hình sử dụng thuốc đông y do Việt Nam sản xuất như: Cedemex, Bông sen…

Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở cai nghiện chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện (kỹ năng, phương pháp tư vấn, trị liệu hành vi, quản lý ca, quản lý trường hợp..); Tổ công tác cai nghiện tại cộng đồng làm việc kiêm nhiệm, thay đổi theo nhiệm kỳ, không có kiến thức về cai nghiện ma túy.

Người nghiện, gia đình người nghiện ma túy: Không tự nguyện khai báo và đăng ký cai nghiện tự nguyện; không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc lập hồ sơ cai nghiện; bản thân và gia đình người nghiện khó khăn về kinh tế; khoảng 70% người nghiện sử dụng ma túy nhóm ATS thường có biểu hiện về tâm thần có hành vi ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây bức xúc dư luận xã hội; một bộ phận người nghiện điều trị thay thế bằng Methadone vẫn sử dụng heroin và ma túy khác hoặc bỏ liều.

}
Top