Tăng cường năng lực cho các CBO trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Xây dựng, củng cố hệ thống cộng đồng chính là giá trị cốt lõi của Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Số lượng CBO và tiếp cận viên tham gia Dự án VUSTA
Năm 2018, toàn dự án đã tuyển chọn được 1.162 tiếp cận viên từ cộng đồng tham gia hoạt động trong 100 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) tại 15 tỉnh/thành phố. Tiếp cận viên chính là những đồng đẳng viên cùng cảnh ngộ với nhóm khách hàng đích của dự án. Họ dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và thấu hiểu mối quan tâm của khách hàng, để từ đó họ thuyết phục, vận động khách hàng tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Năm 2018, mặc dù kinh phí hạn chế nhưng các nhóm vẫn duy trì các hoạt động truyền thông, tư vấn nhóm nhỏ tập trung vào các khách hàng đích. Các CBO đã tổ chức nhiều buổi truyền thông và tư vấn nhóm các đối tượng đích.
Nội dung các buổi truyền thông tập trung vào những kiến thức cơ bản về HIV, tư vấn xét nghiệm HIV, lợi ích của việc điều trị ARV và các tác dụng phụ, điều trị phơi nhiễm HIV, STIs, Viêm gan B, C.
Bên cạnh đó, cập nhật thêm các kiến thức mới liên quan tới lĩnh vực dự phòng HIV/AIDS như: Tư vấn xét nghiệm HIV không chuyên (laytest), tự xét nghiệm HIV (selftest), K=K (U=U), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP), ma túy tổng hợp…
Về việc cấp phát vật phẩm can thiệp giảm hại, tính đến hết tháng 9/2018, toàn dự án đã cấp phát miễn phí hơn 4 triệu chiếc bao cao su; gần 1,3 triệu gói chất bôi trơn; gần 6,5 triệu chiếc bơm kim tiêm; 2,7 triệu gói nước cất cho hơn 62 nghìn khách hàng của dự án, góp phần quan trọng trong hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV của quốc gia.
Giai đoạn 2018-2020, Dự án VUSTA mở rộng tiếp cận thêm nhóm khách hàng chuyển giới nữ (CGN) bên cạnh các nhóm khách hàng quen thuộc từ giai đoạn trước là NCMT (IDU), MSM, FSW. Trong số 4 nhóm khách hàng được tiếp cận và chăm sóc, tỷ lệ phát hiện dương tính cao nhất ở nhóm TGW (4,8%), tiếp theo là nhóm MSM (4,4%) và thấp hơn ở 2 nhóm NCMT (3,5%) và FSW (3,4%).
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Dự án, tỷ lệ phát hiện ca dương tính của 9 tháng đầu năm 2018 cao hơn so với cùng kỳ năm trước, là 4,2% (MSM), 3,4% (NCMT) và 3,3% (FSW). Tỷ lệ chuyển gửi khách hàng tới dịch vụ OPC trong 4 nhóm KH đều vượt mức 90%, đặc biệt cao hơn 97% ở nhóm TGW và MSM.
Một số hình ảnh của các CBO hoạt động can thiệp giảm hại:
Thu gom bơm kim tiêm bẩn
Cung cấp bơm kim tiêm sạch cho các cộng tác viên, đồng đẳng viên thực hiện biện pháp can thiệp giảm hại.
Tiếp cận tại nơi làm việc, tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV
Tiếp cận với người nguy cơ cao nhiễm HIV để tư vấn phòng tránh HIV
Trực tiếp đưa người nguy cơ cao đi xét nghiệm HIV
Người nguy cơ cao được xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế và điều trị sớm nếu dương tính với ARV
Xét nghiệm nhanh tại cộng đồng do CBO thực hiện
Các CBO cũng thực hiện việc vận động người nghiện điều trị methadone để giảm lây nhiễm mới HIV
Một điểm cấp phát bao cao su của các CBO tại cộng đồng.
CBO hỗ trợ kiểm tra sức khỏe cho người nhiễm HIV.
Bên cạnh công tác can thiệp giảm hại, các CBO cũng thực hiện kinh tế nhóm nhằm cải thiện đời sống
Có CBO lựa chọn mở hàng cà phê để tăng thêm thu nhập
Hoặc hỗ trợ những người củng cảnh ngộ buôn bán, trang trải cho cuộc sống.
Bữa cơm ấm cúng bên gia đình, người thân của các đồng đẳng viên, cộng tác viên sau một ngày làm việc nhiệt tình.