Vaccine bệnh lao sẽ không cần bảo quản lạnh trong tương lai

20/08/2019 17:37

Vaccine chịu nhiệt đang là một lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên trong lĩnh vực y tế thế giới, do đó các nhà khoa học thuộc Đại học Bath đã phát triển một kháng nguyên lao chịu nhiệt cho vaccine bệnh lao. Một phát minh khoa học cho phép vận chuyển vaccine đến các nước nghèo xa xôi.

 

 Vaccine chịu nhiệt đang là lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên trong lĩnh vực y tế thế giới. Ảnh minh họa

Kỹ thuật Ensilication bảo đảm là một phương pháp bảo quản vaccine được phát triển tại Đại học Bath. Theo phương pháp này, các protein vaccine được bao bọc bằng giải pháp sử dụng các lớp silica tạo thành một cái lồng xung quanh phân tử. Chính vì vậy, các phân tử thành phần của vaccine không bị hỏng, các sợi proteins không bị dịch chuyển, đứt gãy hoặc xoắn lại ở nhiệt độ mà chúng thường bị phá hủy. Các protein này duy trì tình trạng ban đầu cho đến khi được lấy ra khỏi lồng silica và cung cấp cho người dùng.

Các lớp silica bọc protein vaccine bằng phương pháp mà các nhà khoa học đang phát triển hình thành một lớp bao bì quanh các phân tử. Lớp vỏ bọc này hoàn toàn không bị phá vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời.

Nhóm nghiên cứu từ các Khoa Sinh học & Hóa sinh và Hóa học thuộc trường Đại học Bath lần đầu tiên chứng minh rằng kháng nguyên TB ag85b và vaccine được hợp nhất với protein bổ trợ Sbi rất nhạy cảm với việc không được bảo quản trong nhiệt độ lạnh tối ưu và cấu trúc thành phần bị phá vỡ, khiến vaccine hoàn toàn không thể sử dụng.

Bằng phượng pháp thực nghiệm, các nhà khoa học chứng minh rằng, các thành phần vaccine phòng bệnh lao không bị phá hủy do tác động nhiệt khi được bọc bảo quản bằng các lớp silica đặt trên kệ với nhiệt độ trong phòng, trong thời gian dài không mất đi cấu trúc và chức năng cần thiết.

Những phát minh mới của nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific Reports), cho thấy phương thức bảo quản mới làm tăng cường sự ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường của protein. Kết quả này là một giải pháp tuyệt vời cho việc bảo quản các loại văcxin khác nhau trong điều kiện thông thường.

GS Jean van den Elsen, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cho biết, hiện đang cần một loại vaccine lao mới để bổ sung hoặc thay thế vaccine BCG hiện có, giảm số ca nhiễm lao và tử vong - đặc biệt là khi nhiễm bệnh lao kháng thuốc có tỷ lệ cao.

TS Asel Sartbaeva, người phát minh ra công nghệ bảo quản phân tử này nhận định, kết quả nghiên cứu  của chúng tôi đã mở ra tiềm năng bảo quản khi lưu trữ và vận chuyển vaccine với những y tính trong điều kiện nhiệt độ môi trường toàn cầu - đặc biệt quan trọng tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh của các nước đang phát triển, nơi có tỷ lệ dịch bệnh cao nhất.

Đến thời điểm hiện nay, có khoảng 50% vaccine bị bỏ đi do không nằm trong điều kiện lưu trữ tủ lạnh, chi phí làm lạnh để bảo quản vaccine lên tới 80% giá thành của một liều. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với hệ thống bảo vệ sức khỏe toàn cầu mà y tế thế giới cần phải vượt qua. Việc sử dụng vỏ bọc silica bảo vệ protein chống lại sự hư hỏng bên ngoài tủ lạnh, khoa học y tế đang có một bước tiến lớn để đạt mục tiêu giảm đến tối thiểu giá thành của vaccine, bảo vệ sức khỏe con người trong những điều kiện khó khăn phức tạp.
}
Top