Gia tăng xét nghiệm và tự xét nghiệm HIV: Chìa khóa chấm dứt dịch HIV

17/02/2020 17:25

Việt Nam đã ký kết với các mục tiêu 90-90-90 toàn cầu để chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều để đạt được mục tiêu 90% đầu tiên. Ước tính 83% người Việt Nam sống chung với HIV đã được chẩn đoán. Điều đó có nghĩa là 17% người Việt Nam đang sống chung với HIV và không biết tình trạng bệnh của mình. Do đó, việc xét nghiệm sớm và phát hiện sớm trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cụ thể, ba mục tiêu 90-90-90 có nghĩa là chẩn đoán ít nhất 90% tất cả những người nhiễm HIV, cung cấp điều trị cho 90% những người được chẩn đoán và cho 90% số người được điều trị có tải lượng virus không thể phát hiện vào năm 2020

Xét nghiệm HIV - cửa ngõ để chẩn đoán và tham gia điều trị HIV

Xét nghiệm nhanh bằng test laytest và selftest được bắt đầu sử dụng tại Việt Nam vào năm 2016. Cho đến này, hàng triệu test được sử dụng và phát hiện hàng chục nghìn người nhiễm mà không cần phải tới cơ sở y tế. Việc xét nghiệm và tự xét nghiệm tại cộng đồng thực sự giảm tải gánh nặng cho cả nhân sự lẫn kinh tế cho ngành y tế Việt Nam. Trung tâm LIFE (TPHCM) cho biết, chỉ từ 2016 đến nay, LIFE đã hỗ trợ kết nối điều trị 10.995 người nhờ việc thực hiện mạnh mẽ việc xét nghiệm thông qua các tổ chức cộng đồng, qua đó hỗ tư vấn hỗ trợ dự phòng cho gần 1 triệu người.

 Xét nghiệm có phản ứng do CBO Family Thái Nguyên thực hiện cho khách hàng có nguy cơ cao. Ảnh Tống Nam

Xét nghiệm HIV rất quan trọng vì đây là cửa ngõ để chẩn đoán và tham gia điều trị HIV duy nhất mà chúng ta biết hiện nay để tiếp tục chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm HIV. Đây cũng là phương pháp duy nhất để tham gia phòng, chống HIV cho những người xét nghiệm HIV âm tính, nhưng nguy cơ lây truyền cao. Những người nhiễm HIV không được chẩn đoán cũng đóng góp không tương xứng vào sự lây lan của HIV - chiếm khoảng 38% các ca nhiễm mới .

Để mở rộng cơ hội xét nghiệm cho tất cả những người nguy cơ cao nhiễm HIV, cần khám phá ra những cách sáng tạo, bao gồm những người nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, người nghiện chích ma túy, phụ nữ hành nghề mại dâm, và bạn tình của người tiêm chích/người nhiễm HIV. Chúng ta cùng cần suy nghĩ thêm làm thế nào để vượt qua những rào cản đối với việc phổ biến dịch vụ xét nghiệm tại cộng đồng đang gặp phải chẳng hạn như sự kỳ thị hoặc quyền riêng tư và thiếu quyền truy cập do thời gian đi lại hoặc chờ đợi.

Từ năm 2017, chúng ta đã thấy một cải tiến mới trong việc xét nghiệm từ phòng thí nghiệm sang xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng. Việc này thực sự đánh đánh dấu một bước ngoặt lớn bằng việc phổ biến rộng rãi việc xét nghiệm HIV tới sâu rộng cộng đồng một cách nhanh nhạy, bí mật và thực sự giảm thiểu rất lớn sự kì thị và tự kì thị.

Một cách khác để mở rộng quyền truy cập vào xét nghiệm và giúp giải quyết các rào cản là áp dụng tự kiểm tra HIV - nơi một người có thể lấy mẫu máu hoặc nước bọt của chính họ, thực hiện xét nghiệm và giải thích kết quả. Vào năm 2018, Việt Nam thí điểm 80.000 test dịch miệng OraQuick tại nhóm cộng đồng có nguy cơ cao tại nhiều tỉnh thành: Hà Nội , Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Cần Thơ,…

Ông Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát - theo dõi - đánh giá - xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, xét nghiệm HIV bằng nước bọt đã được đánh giá có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 99%. Điều đó có nghĩa không có trường hợp dương tính nào bị bỏ sót. Việc phổ biến test dịch miệng mà khách hàng có thể tự mua và xét nghiệm tại nhà trong thời gian tới có thể nói là một bước tiến hoàn toàn mới, trong việc bình thường hóa test HIV như bất kì một sản phẩm nào có thể mua được, điều đó cũng làm giảm sự kì thị của xã hội đối với nhóm nguy cơ cao, đồng thời cũng đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng.

Theo số liệu thống kê, 70 quốc gia trên thế giới đã có chính sách cho phép tự kiểm tra HIV. Điều này không có nghĩa là để thay thế các tùy chọn thử nghiệm khác; nó chỉ đơn giản là cung cấp một sự lựa chọn.

Tự xét nghiệm HIV có thể giúp tăng khả năng tiếp cận xét nghiệm

Tự xét nghiệm HIV có thể tăng khả năng tiếp cận xét nghiệm khẳng định và điều trị vì nó cung cấp tùy chọn cho những người gặp phải rào cản khi không cảm thấy thoải mái khi truy cập các phương thức xét nghiệm truyền thống. Tự xét nghiệm cung cấp cho khách hàng một cơ hội để kiểm tra riêng tư và đảm bảo tính bảo mật. Tự kiểm tra có thể được sử dụng tại nhà hoặc trong các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và dự kiến trong tương lại, chúng có thể được mua trực tuyến, tại các hiệu thuốc hoặc được phân phối bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế và xã hội. Hơn nữa, sự sẵn có của tự kiểm tra có thể tăng tần suất thử nghiệm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên tự kiểm tra HIV như một cách tiếp cận bổ sung cho các dịch vụ xét nghiệm HIV khác. Theo WHO, việc sử dụng test tự xét nghiệm HIV có thể đóng góp cho các mục tiêu toàn cầu bằng cách tiếp cận những người thử nghiệm lần đầu, những người nhiễm HIV không được chẩn đoán hoặc những người có nguy cơ liên tục cần xét nghiệm thường xuyên.

Nhiều công nghệ tự kiểm tra HIV khác nhau đã được chứng minh là chính xác, với nghiên cứu cho thấy những người tự kiểm tra có thể đạt được kết quả tương tự như các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo. Chúng cũng được chứng minh là an toàn, thuận tiện hơn cho người dùng, dễ sử dụng và trao quyền - với khả năng chấp nhận cao của người dùng trong số nhiều nhóm dân số ưu tiên khác nhau.

Công nghệ xét nghiệm có khả năng được phê duyệt đầu tiên ở Việt Nam là test OraQuick đã được xác định chính xác gần như 100% người nhiễm HIV (độ nhạy) và tính đặc hiệu là 99% .

Điều quan trọng cần biết là tự kiểm tra HIV chỉ là xét nghiệm sàng lọc. Nếu kết quả là có phản ứng ,cho thấy một người có thể có nguy cơ cao dương tính với HIV, thì khách hàng đó cần đươc yêu cầu xét nghiệm khẳng định bởi các cơ quan xét nghiệm máu được cấp phép để thông báo tình trạng nhiễm. Điều quan trọng là những người sử dụng test tự xét nghiệm phải biết đi đâu để có được xét nghiệm khẳng định nếu tự kiểm tra HIV có phản ứng.

Giống như bất kỳ bài kiểm tra sàng lọc nào khác, có một khoảng thời gian trong thời kì cửa sổ. Nếu khách hàng xét nghiệm không có phản ứng, nhưng có hành vi nguy cơ gần đây, họ nên tiếp tục một xét nghiệm lại trong thời gian tiếp theo để có thể xác định tình trạng nhiễm của mình và nên suy nghĩ đến việc sử dụng PrEP nếu tiếp tục có hành vi nguy cơ.

Có những vấn đề sẽ cần được xem xét liên quan đến việc thực hiện tự xét nghiệm HIV. Điều quan trọng là tự kiểm tra HIV được triển khai thông qua cách tiếp cận dựa trên quyền con người, đảm bảo rằng tất cả các xét nghiệm là tự nguyện không có sự ép buộc từ gia đình, đối tác hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nó phải luôn luôn là một quyết định cá nhân; không ai bị buộc phải làm xét nghiệm này

Tư vấn trước xét nghiệm rất quan trọng đối với người có ít thông tin về HIV. Thông tin thường được cung cấp trong quá trình tư vấn trước xét nghiệm, như cách lây truyền HIV , tự đánh giá hành vi nguy cơ, những gì bạn cần biết nếu kết quả là có phản ứng hay không phản ứng, bạn gặp ai để có thể nhận những trợ giúp tiếp theo, những vật phẩm truyền thông cũng nên cung cấp cho họ.

Điều đặc biệt quan trọng là những người có được kết quả xét nghiệm có phản ứng cần tiếp cận xét nghiệm khẳng định để họ có thể kết nối với dịch vụ điều trị ART sớm nhất nếu kết quả là dương tính. Có ý kiến ​​cho rằng việc tư vấn sau xét nghiệm là rất cần thiết và có thể đem lại hiệu quả cao thông qua nhiều phương pháp, chẳng hạn như đường dây điện thoại, tài liệu quảng cáo, video, ứng dụng, hoặc thông qua các CBO tại địa phương.

Cuối cùng, rào cản tài chính có thể hạn chế triển khai thành công. Hiện vẫn chưa rõ chi phí cho việc tự kiểm tra HIV sẽ là bao nhiêu ở Việt Nam, hiện tại nó được phổ biến thông qua Dự án EPIC (CDC tài trợ) và Dự án Quỹ toàn cầu tài trợ. Việc tự mua xét nghiệm vẫn chưa được phổ biến tuy nhiên chúng ta có thể hy vọng trong tương lai rất gần khi hiệu quả của nó được khẳng định.
}
Top