Đẩy mạnh xét xử lưu động ở những nơi 'nóng' về ma túy

22/09/2023 15:01

(Chinhphu.vn) - Việc tổ chức phiên tòa lưu động tại chỗ không chỉ là hình thức tuyên truyền mang ý nghĩa giáo dục, phổ biến pháp luật cho toàn thể người dân về tác hại của ma túy; mà còn cảnh báo bằng những bài học, những hậu quả nếu vi phạm pháp luật.

Đẩy mạnh xét xử lưu động ở những nơi 'nóng' về ma túy - Ảnh 1.

Phiên tòa xét xử lưu động vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy tại tỉnh Điện Biên

Nâng cao hiểu biết của người dân đối với các chất ma túy

Ngày 20/9/2023, VKSND huyện Điện Biên đã phối hợp với TAND cùng cấp và UBND xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tổ chức phiên tòa xét xử lưu động và tuyên truyền pháp luật về ma túy.

Hiện nay, tội phạm trên địa bàn huyện Điện Biên vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu là tội phạm về ma túy. Theo VKSND huyện Điện Biên, nguyên nhân của tình hình tội phạm là do lợi nhuận từ việc mua, bán ma túy cao, người nghiện ma túy ngày càng gia tăng, hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người dân không cao.

VKSND huyện Điện Biên đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng phạm tội trên địa bàn huyện, phục vụ kịp thời tình hình chính trị địa phương, góp phần ổn định trật tự trị an, nâng cao hiệu lực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn.

Tại phiên tòa xét xử lưu động, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đã chủ động xét hỏi, làm rõ các tình tiết, chứng cứ buộc tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.

Thông qua quá trình xét hỏi, luận tội và tranh tụng, Kiểm sát viên đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân tham dự phiên tòa nâng cao hiểu biết về công tác quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, từ đó nhắc nhở người dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm và các quy định pháp luật liên quan đến ma túy.

Phiên tòa xét xử lưu động được tổ chức tại trụ sở UBND xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đồng thời thu âm nội dung của phiên tòa phát trực tiếp lên loa phóng thanh của UBND xã và loa phóng thanh của từng thôn bản.

Qua việc xét xử lưu động đã phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân bằng trực quan sinh động. Thông qua phiên tòa đã giúp người dân được tiếp cận thông tin trực tiếp, nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật, có tác động tích cực đến tư tưởng, nhận thức và hành động của mỗi người, từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình để tránh vi phạm pháp luật.

Trước đó, vào tháng 6/2023, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng "Xã biên giới sạch về ma túy" và nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh Điện Biên bằng hình thức trực tuyến đến điểm cầu 8 xã thuộc 4 huyện biên giới Nậm Pồ, Mường Nhé, Điện Biên và Mường Chà. 8 xã triển khai kế hoạch xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy” gồm: xã Mường Pồn, Hua Thanh (huyện Điện Biên); Chà Nưa, Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ); Mường Mươn, Ma Thì Hồ (huyện Mường Chà); Leng Su Sìn, Nậm Kè (huyện Mường Nhé).

Qua triển khai thực hiện kế hoạch đã có 5/8 chỉ tiêu đạt, cụ thể: 8/8 xã được tiến hành rà soát, xác định chính xác cấp độ trọng điểm về ma túy để tiến hành các biện pháp chuyển hóa, làm sạch; 8/8 xã được ưu tiên triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động, phòng chống ma túy và tham mưu các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đối tượng và tình hình địa bàn; 8 xã không để xảy ra tình trạng trồng và tái trồng cây có chất ma túy.

229/229 đối tượng tù tha về địa bàn được quan tâm quản lý, giáo dục, hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng, không tiếp tục tái phạm tội; 29/29 đối tượng quản lý sau cai, đối tượng nghi nghiện được quản lý chặt chẽ có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp. Ngoài ra, đã triệt xóa, vô hiệu hóa được 2 đường dây tội phạm ma túy trên địa bàn.

Kế hoạch này đã góp phần làm giảm tội phạm và các tệ nạn xã hội, tạo môi trường lành mạnh tại các xã biên giới, nâng cao đời sống cho người dân khu vực biên giới.

Phát biểu tại hội nghị, đQua 6 tháng triển khai thực hiện kế hoạch đã có 5/8 chỉ tiêu đạt, cụ thể: 8/8 xã được tiến hành rà soát, xác định chính xác cấp độ trọng điểm về ma túy để tiến hành các biện pháp chuyển hóa, làm sạch; 8/8 xã được ưu tiên triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động, phòng chống ma túy và tham mưu các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đối tượng và tình hình địa bàn; 8 xã không để xảy ra tình trạng trồng và tái trồng cây có chất ma túy;

229/229 đối tượng tù tha về địa bàn được quan tâm quản lý, giáo dục, hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng, không tiếp tục tái phạm tội; 29/29 đối tượng quản lý sau cai, đối tượng nghi nghiện được quản lý chặt chẽ có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp. Ngoài ra, đã triệt xóa, vô hiệu hóa được 2 đường dây tội phạm ma túy trên địa bàn.

Qua đó đã góp phần làm giảm tội phạm và các tệ nạn xã hội, tạo môi trường lành mạnh tại các xã biên giới, nâng cao đời sống cho người dân khu vực biên giới.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lực lượng Công an cần tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan thường trực của kế hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gắn với việc triển khai hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Các sở, ngành tỉnh có liên quan cần chủ động phối hợp với Công an tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ theo phân công cụ thể trong kế hoạch.

Đối với UBND các huyện biên giới chỉ đạo UBND 8 xã đang thực hiện xây dựng xã biên giới sạch về ma túy tiến hành sơ kết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn để quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra. Quyết tâm "làm sạch, giữ sạch" không để tình trạng tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội tái hoạt động trở lại trên địa bàn các xã biên giới.

Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện biên giới chỉ đạo UBND 8 xã đang thực hiện xây dựng xã biên giới sạch về ma túy tiến hành sơ kết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn để quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra. Quyết tâm "làm sạch, giữ sạch" không để tình trạng tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội tái hoạt động trở lại trên địa bàn các xã biên giới.

Các mức án tuyên phạt là lời cảnh tỉnh đối với những người đang "sa chân" vào tội lỗi

Xét xử lưu động là một trong những hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật mà người dân dễ tiếp thu và mang tính thực tiễn cao, nhất là ở nơi còn là "điểm nóng" về tội phạm ma túy. Vì vậy, những năm gần đây, TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp, các ngành và địa phương tăng cường mở các phiên tòa xét xử lưu động, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Mới đây, TAND huyện Quỳ Châu (Nghệ An) mở phiên xét xử lưu động vụ án "Mua bán trái phép chất ma túy" tại Nhà văn hóa bản Chiềng Ban (xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu) đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Một phiên tòa xét xử lưu động do TAND thị xã Thái Hòa (Nghệ An) tổ chức.

Bị cáo trong vụ án là Sầm Văn Thân đã mua của một người đàn ông không quen biết 1 gói heroin với giá 2 triệu đồng. Sau đó, Thân chia ra thành 46 gói nhỏ để bán lại cho khách. Khi Thân đang bán 2 gói ma túy, lấy 400.000 đồng thì bị Công an bắt giữ.

Trong phần tranh luận, HĐXX đã lồng ghép các quy định của pháp luật để phổ biến cho người dân đến dự phiên tòa. Bản án 7 năm tù dành cho bị cáo Thân được dư luận đồng tình ủng hộ.

Trước đó, đầu tháng 4/2023, một phiên tòa xét xử lưu động đã tổ chức tại Trường THPT Thanh Chương I, huyện Thanh Chương. Bị cáo đưa ra xét xử là Nguyễn Văn Trọng bị truy tố về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" và Trần Văn Ngãi về tội "Trộm cắp tài sản".

Thông qua việc xét hỏi, luận tội và tranh tụng, đại diện VKSND huyện Thanh Chương đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân, đặc biệt là các em học sinh tham dự phiên tòa nâng cao hiểu biết về công tác quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy. Từ đó, nhắc nhở các em chấp hành pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm và các quy định pháp luật liên quan đến ma túy.

Theo bà Lang Thị Hằng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Quế Phong (Nghệ An), phiên tòa xét xử lưu động là hình thức tuyên truyền trực quan nhất, qua đó giúp người dân được "mắt thấy, tai nghe" và hiểu rõ từng hành vi, vụ việc cụ thể. Các mức án tuyên phạt bị cáo cũng là lời cảnh tỉnh đối với tất cả những người tham dự phiên tòa.

Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Nghệ An từ đầu năm đến nay, TAND hai cấp đã đưa ra xét xử lưu động 51 vụ, chủ yếu với các tội danh liên quan đến ma túy như tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán người... Các vụ án được lựa chọn đưa ra xét xử lưu động đều là những vụ án hình sự có tính chất điển hình về tội danh, hành vi phạm tội và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Điều dễ nhận thấy là phần lớn các phiên tòa xét xử tại trụ sở Tòa án thường vắng người hơn. Ngoài những người tham gia tố tụng được triệu tập chỉ có thêm một vài người nhà bị cáo, thậm chí có những phiên tòa chỉ có một mình bị cáo. Trong khi đó, những phiên tòa xử lưu động thường thu hút đông người đến dự. Do đó, không thể phủ nhận tính hiệu quả của hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động. Bởi qua đó, người dân được tiếp cận các quy định của pháp luật một cách chủ động, trực quan, dễ hiểu, dễ tiếp thu, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

Xét xử bằng tiếng phổ thông để đồng bào dân tộc tiếp cận quy định pháp luật dễ dàng hơn

Tại Yên Bái, mặc dù kinh phí còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại không thuận tiện nhưng trong những năm qua, Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái đã quan tâm chú trọng tới công tác xét xử lưu động, góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân được cấp ủy, chính quyền địa phương và dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ngày 26/01/2018, tại Chỉ thị số 01/2018/CT-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các Tòa án đã không giao chỉ tiêu về tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động. Đây là chủ trương mới, đúng đắn theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và các Bộ luật mới, đề cao quyền con người, quyền công dân và cải cách tư pháp. Chủ trương này phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa chung của đất nước khi mà hệ thống phát thanh truyền hình, Internet phát triển mạnh mẽ. Người dân không cần trực tiếp đến dự mà vẫn có thể nắm được thông tin cũng như diễn biến của phiên tòa xét xử. 

Tuy nhiên, trên thực tế, ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, do sự phát triển không đồng đều cả về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật lẫn thu nhập nên người dân không có phương tiện nghe nhìn để tiếp cận thông tin, hơn nữa, do trình độ dân trí thấp, một bộ phận nhân dân thậm trí còn không biết chữ, không nghe, không nói được tiếng phổ thông thì việc đến dự phiên tòa xét xử lưu động được nghe, dịch tiếng phổ thông chính là giải pháp để giúp người dân có cơ hội tiếp cận với pháp luật một cách hữu hiệu nhất. Đặc biệt, việc tổ chức các phiên tòa lưu động đối với những vụ án lớn, có tính chất phức tạp tại các vùng sâu, vùng xa càng có giá trị tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cao trên địa bàn.

Vĩnh Hoàng

}
Top