Phát hiện sớm bệnh lao phổi để tránh biến chứng nguy hiểm

26/07/2022 14:16

(Chinhphu.vn) - Bệnh lao phổi (ho lao) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người mỗi năm. Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm bệnh lao phổi để tránh biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

Phát hiện và điều trị bệnh lao sớm sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

 Bệnh lao phổi coi chừng biến chứng nghiêm trọng

Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.

Lao phổi là thể bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo lứa tuổi, nhất là ở người già, người có vấn đề về sức đề kháng. Tuy nhiên, con số hiện nay cho thấy số người bị mắc lao nhiều nhất lại là người đang ở tuổi lao động, vì vậy, mà bệnh ảnh hưởng rất lớn đến bản thân gia đình và cộng đồng vì đây là tuổi sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Người bệnh lao phổi nếu không được chữa trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng đe dọa tính mạng. Nếu chậm trễ trong việc điều trị, bệnh lao phổi có thể làm nguy hại tới tính mạng bởi bốn biến chứng sau:

1. Tràn dịch, tràn khí màng phổi

Tràn dịch màng phổi là hiện tượng màng phổi bị ứ dịch đầy trong khoang màng phổi. Còn tràn khí là hiện tượng khí xâm nhập đầy trong khoang màng phổi. Khí và dịch là từ phổi đi ra, vào trong khoang này. Người bệnh sẽ bị ngạt thở dẫn đến tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tình trạng dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho nạn nhân.

2. Ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng người bệnh ho và khạc ra máu. Đây là dấu hiệu vi khuẩn lao đã thâm nhiễm vào phổi và bắt đầu phá hủy phổi. Đặc điểm của ho ra máu do lao là không tự cầm và chảy máu diện rộng. Thế cho nên người bệnh sẽ bị chảy máu rất nhiều và chỉ khi đến một mức độ nào đó mới khạc ra được.

3. Rò thành ngực

Tràn dịch màng phổi là hiện tượng màng phổi bị ứ dịch đầy trong khoang màng phổi. Còn tràn khí là hiện tượng khí xâm nhập đầy trong khoang màng phổi. Khí và dịch là từ phổi đi ra, vào trong khoang này. Người bệnh sẽ bị ngạt thở dẫn đến tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tình trạng dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho nạn nhân.

Ho ra máu là tình trạng người bệnh ho và khạc ra máu. Đây là dấu hiệu vi khuẩn lao đã thâm nhiễm vào phổi và bắt đầu phá hủy phổi. Đặc điểm của ho ra máu do lao là không tự cầm và chảy máu diện rộng. Thế cho nên người bệnh sẽ bị chảy máu rất nhiều và chỉ khi đến một mức độ nào đó mới khạc ra được.

Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

4. Xơ phổi

Nếu không được chữa trị kịp thời vi khuẩn lao sẽ phá hủy phổi không ngừng. Chúng có thể làm hỏng một thùy nhỏ của phổi nhưng cũng có khi làm hỏng toàn bộ một bên phổi. Các vết phá hủy này có đặc điểm là lan tràn và mang tính mãi mãi. Khi đã bị phá hủy phổi chỉ còn lại một lá xơ. Lá xơ này thủng lỗ chỗ và không hề có chức năng trao đổi khí. Người bệnh sẽ bị suy hô hấp dần mà tử vong.

Triệu chứng bệnh lao phổi

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng điển hình gồm: Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu); Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở; Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc; Đổ mồ hôi trộm về đêm; Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều; Chán ăn, gầy sút.

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Những gười bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, ung thư...; Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt là trẻ em; Người mắc các bệnh mạn tính như loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn…; Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá; Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư; Sử dụng ma túy dạng chích…

Đường lây truyền bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi rất dễ lây truyền qua đường hô hấp. Người lành có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi hoặc chất thải có chứa vi khuẩn lao như: đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi… hay dùng chung đồ với người bệnh lao như khăn mặt, chậu, bát đũa... Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh hoặc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Để phòng nhiễm bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ra cộng đồng cần thực hiện:

Với người chưa bị bệnh:

 Cần tiêm phòng bệnh lao: Tiêm vaccine BCG (phòng bệnh lao) cho trẻ ngay tháng đầu sau khi sinh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.

Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Với người bệnh lao phổi 

Người bệnh phải đeo khẩu trang. Khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định. Đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được xử lý đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn sẽ bị chết dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vi khuẩn sẽ tồn tại rất lâu.

Phương pháp điều trị bệnh lao

Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy người mắc bệnh lao không cần quá lo lắng về bệnh. Người mắc bệnh lao sẽ được điều trị thuốc chống lao từ 6 đến 12 tháng, chia thành 2 giai đoạn: 1. Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng; 2. Giai đoạn duy trì: Kéo dài 4 tháng đến 10 tháng.

Trong thời gian điều trị, người bệnh lao phải tuyệt đối tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ về thời gian sử dụng thuốc, liều lượng sử dụng. Nếu dùng không đúng loại thuốc, đủ liều lượng và thời gian chữa trị…đều có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, dẫn tới bệnh lao càng khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị lao.

Cần lưu ý thêm rằng, thuốc điều trị lao cũng mang lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Vì thế người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi chẩn đoán mức độ tiến triển và khả năng đáp ứng thuốc để điều chỉnh kịp thời tránh gây tình trạng tốn kém lâu dài bệnh không biến chuyển.

Chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Cần tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí. 

Xử lý chất thải ở bệnh nhân lao là bước quan trọng để tránh việc lây lan lao ra cộng đồng, một số chất dịch như đờm và đồ chứa của bệnh nhân lao cần được đốt hoặc xử lý. Bệnh nhân mắc HIV/AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong suốt 6 tháng để dự phòng lao. Một số đối tượng như người đái tháo đường, loét dạ dày… cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp phòng các biến chứng.

Là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù bệnh lao phổi có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần lập tức đến ngay các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán, điều trị, tránh để lâu dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thùy Chi

Top